Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phải làm thế nào khi con bị viêm phế quản - Căn bệnh đáng ghét mỗi khi đổi mùa?

Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến, xảy ra với các bé từ 6 tháng cho đến 1 tuổi. Tuy thường gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, bé có thể bị viêm phổi hay viêm tai giữa.

Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến, xảy ra với các bé từ 6 tháng cho đến 1 tuổi. Tuy thường gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, bé có thể bị viêm phổi hay viêm tai giữa.   1. Viêm phế quản ở trẻ là gì? Viêm phế quản là bệnh viêm hay nhiễm trùng các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Phế quản chính là những đường hô hấp này. Khi bé bị đau họng, cảm cúm, nhiễm trùng xoang mũi …, virus gây bệnh xâm nhập vào phế quản khiến phế quản viêm, sưng, tắc dịch nhầy. Viêm thanh khí phế quản thường do virus influenza gây ra. Nhóm trẻ hay mắc bệnh nhất thường rơi vào độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi, trong đó thống kê cho thấy bé 1 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cả. Ngoài nguyên nhân gây bệnh phổ biến là virus, nhiễm khuẩn, dị ứng hay hít phải khói thuốc lá, khói bụi cũng tăng nguy cơ gây bệnh cho trẻ.   2. Triệu chứng bệnh Các triệu chứng bệnh thường gặp ở viêm phế quản trẻ em bao gồm: - Ho - Thở khó khăn, có tiếng tí trong thanh quản - Sốt - Khản giọng - Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi - Mắt đỏ, phát ban …                                Mức độ bệnh ở mỗi trẻ là khác nhau. Đa phần triệu chứng có xu hướng nặng hơn vào ban đêm và thường kéo dài 1-2 ngày. Khi bị bệnh, mẹ cần đưa bé đến khám ngay khi có thể nếu bé có dấu hiệu sốt cao từ 38.5 độ không hạ, cơn ho nhiều, tiếng ho nặng hơn, thở khò khè, thở rít, nhịp thở gấp, có dấu hiệu khó nuốt, mệt mỏi quá mức, có dấu hiệu mất nước, không đi tiểu trong nhiều giờ. Nhiều ca viêm phế quản ở trẻ em có thể tự hết trong vòng 48 tiếng nhưng triệu chứng của bệnh vẫn còn kéo dài đến vài tuần sau đó. Tuy bệnh này rất hiếm gây ra tử vong nhưng lại có thể để lại biến chứng viêm phổi hay viêm tai giữa.   3. Cách điều trị Nếu bé mắc viêm phế quản do vi khuẩn gây bệnh, dùng kháng sinh là biện pháp cần thiết. Trong khi đó, nếu bị bệnh do virus, kháng sinh sẽ không có tác dụng gì trong trường hợp này. Viêm phế quản thường được cải thiện trong khoảng 7 đến 10 ngày. Ngoài thuốc bác sĩ kê cho bé khi đi khám, mẹ có thể hỗ trợ bé giảm các triệu chứng mệt mỏi bằng các cách sau: - Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mất nước và giảm bớt tắc nghẽn dịch đờm - Giữ độ ẩm phòng phù hợp để bé cảm thấy dễ thở hơn - Giữ không gian xung quanh con sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, khói thuốc - Cho bé nằm gối cao hơn bình thường để con dễ thở hơn - Hạ sốt bằng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen khi con sốt cao với liều lượng phù hợp. Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm phế quản, chúng ta có phòng tránh bệnh cho con bằng cách tăng cường sức đề kháng cho bé qua việc ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tiêm vaccine hàng năm, tránh xa khói thuốc, khói bụi độc hại và những bé đang mắc bệnh. Chúc các mẹ luôn bảo vệ sức khỏe của bé yêu một cách hiệu quả nhé!