Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Động thai là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý động thai

Một trong những điều làm cho nhiều mẹ bầu hoảng hốt khi mang thai đấy chính là sự xuất hiện của các dấu hiệu động thai. Liệu có mẹ nào còn chưa rõ về vấn đề này không? Mamibuy sẽ giải đáp giúp các mẹ nhé!

Một trong những điều làm cho nhiều mẹ bầu hoảng hốt khi mang thai đấy chính là sự xuất hiện của các dấu hiệu động thai. Liệu có mẹ nào còn chưa rõ về vấn đề này không? Mamibuy sẽ giải đáp giúp các mẹ nhé!   Động thai là gì? Động thai hay còn được gọi là dọa sẩy là hiện tượng khi âm đạo xuất hiện chút máu kèm theo mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trướng lên. Nếu mẹ thấy các dấu hiệu này, mẹ nên cẩn trọng bởi chúng chính là những điềm báo của động thai. Thông thường, dọa sảy thường xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên trong thai kì.   Dấu hiệu động thai Dấu hiệu thường thấy của động thai chính là đau bụng dưới, đau lưng, ớn lạnh rồi xuất huyết âm đạo. Máu chảy ra có thể rất ít hoặc vệt máu hồng nhạt hay nâu trên quần lót của mẹ nhưng cũng có những trường hợp, mẹ bầu bị chảy máu khá nhiều. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý thêm một vài dấu hiệu như que thử thai cho kết quả âm tính, các triệu chứng ốm nghén tự nhiên biến mất, dịch nhờn âm đạo xuất hiện nhiều hay khi siêu âm có kết quả bánh nhau bị bóc tách.   Nguyên nhân gây động thai Có rất nhiều nguyên nhân gây ra động thai, tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm chính để dễ phòng tránh các mẹ nhé! Nhóm 1 là các tác nhân bên trong cơ thể mẹ như bất thường về nhiễm sắc thế, bất đồng nhóm máu, mẹ mắc bệnh trong khi mang thai Nhóm 2 là các tác nhân từ bên ngoài cơ thể mẹ như va chạm (mẹ bị ngã khi mang thai), các hành động kích thích co bóp tử cung,  việc quan hệ quá mạnh bạo hay tập thể dục, vận động cường độ mạnh và không đúng cách.   Xử lý động thai Khi có dấu hiệu động thai, việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là nghỉ ngơi, không vận động mạnh và di chuyển xa. Ngoài ra, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám xem tình trạng động thai ở mức độ nào. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống co thắt tử cung, một số thuốc nội tiết tố cho mẹ hay xử lý bằng phương pháp khâu vòng cổ tử cung. Mẹ cũng cần lưu ý khi có dấu hiệu đau bụng, TUYỆT ĐỐI không xoa bụng. Hành động này của mẹ sẽ kích thích tăng co tử cung dẫn đến đẩy thai nhi ra ngoài. Khi bị động thai, mẹ cần kiêng hoàn toàn chuyện sinh hoạt vợ chồng để tránh kích thích cổ tử cung mở rộng. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem thời gian kiêng cữ cho việc này bao lâu là phù hợp với thể trạng của mẹ. Mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa,  ăn nhiều rau xanh, hoa quả và hạn chế đồ chiên rán. Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối tránh xa các loại  đồ ăn, đồ uống có chất kích thích như cà phê, bia, rượu …   Phòng, tránh hiện tượng động thai Để giảm thiểu tối đa nguy cơ động thai, mẹ bầu cần lưu ý những điểm sau: - Giữ cho mình tư tưởng thoải mãi, thư giãn, tránh stress. - Duy trì chế độ ăn uống đủ chất trong suốt thai kì - Không thức quá khuya - Tránh lao động, vận động mạnh - Hạn chế quan hệ và quan hệ quá mạnh bạo trong tam cá nguyệt đầu tiên - Khám thai định kì để theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi Mamibuy chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh nhé!