Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nuông chiều hay yêu chiều? Nghiêm khắc hay đàn áp? Liệu cha mẹ có nhầm lẫn những khái niệm này khi nuôi dạy con?

Công cuộc nuôi dạy con trẻ không đơn giản một chút nào, và đã bắt đầu ngay từ khi bé chào dời. Suốt quá trình này, chính bố mẹ cũng phải là những "học viên" chăm chỉ liên tục tiếp thu, liên tục rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn nữa. Có những khái niệm về nuôi dạy con rất dễ bị nhầm lẫn với nhau,

Công cuộc nuôi dạy con trẻ không đơn giản một chút nào, và đã bắt đầu ngay từ khi bé chào dời. Suốt quá trình này, chính bố mẹ cũng phải là những "học viên" chăm chỉ liên tục tiếp thu, liên tục rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn nữa. Có những khái niệm về nuôi dạy con rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, phụ huynh áp dụng sai, khiến việc dạy con vừa vất vả vừa không đạt kết quả như ý muốn. Hãy cùng phân biệt rõ ràng để tránh mắc phải sai lầm nhé:   Nuông chiều hay yêu chiều? Nếu "làm nũng" là bản năng của những đứa trẻ thì “yêu thương” là bản năng của các bậc cha mẹ. Chúng ta thường cố gắng dành hết mọi thứ tốt đẹp cho con, và nếu điều kiện cho phép thì mẹ nào cũng muốn được thấy con ăn ngon, mặc đẹp, chơi vui. Tuy nhiên nuông chiều và yêu chiều là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con, ông bà cha mẹ cần phân biệt rạch ròi để điều chỉnh phù hợp. Đều xuất phát từ lòng yêu thương, nhưng nuông chiều là khi phụ huynh đang bảo vệ, bao bọc con cái quá mức. Thường những bố mẹ nuông chiều con sẽ có xu hướng làm thay con tất cả mọi việc ngay cả khi con chưa có nhu cầu, đáp ứng bất cứ thứ gì con đòi hỏi, thường xuyên nhượng bộ con, chu cấp vật chất cho con quá nhiều… Nếu như một đứa trẻ luôn được mẹ dọn phòng, rửa bát, soạn sách vở cho, thì sẽ chẳng bao giờ biết đến sự khó chịu khi thấy phòng ốc bừa bãi, ăn xong cũng chỉ cần đứng dậy bỏ đi, và sẽ không bao giờ bị cô giáo phạt vì quên sách vở để rồi rút kinh nghiệm cho bản thân. Nếu cứ mỗi lần ra phố chơi bé lại được ông bà mua cho một món đồ chơi mới thì bé sẽ luôn trông đợi và đòi hỏi điều đó, đồng thời sẽ rất nhanh chán các món đồ chơi cũ của mình.   Khi nuông chiều con cái, bố mẹ đã vô tình tước đi cơ hội để rèn luyện tính tự lập của trẻ, và sẽ tạo ra những tính xấu như đòi hỏi, ỷ lại, sống phụ thuộc, lười biếng. Trong khi đó, yêu chiều lại là khi chúng ta “hào phóng” với con cái trên cơ sở tôn trọng, đáp ứng những cảm xúc và suy nghĩ, hành động chính đáng của con. Hãy đáp ứng mỗi khi con sà vào lòng đòi ôm hôn - kể cả khi bạn đang rất bận. Hãy chìa tay giúp đỡ khi con đã nỗ lực hết sức mà chưa đạt được điều con muốn. Hãy cho con cảm nhận giá trị của những món quà bởi vì đó là thành quả lao động và là tình cảm của bố mẹ dành cho con. Yêu chiều con đúng cách, bé sẽ vui vẻ, biết chia sẻ, yêu thương và tin tưởng bố mẹ hơn rất nhiều.   Nghiêm khắc hay đàn áp? Phải nghiêm khắc thì mới dạy con ngoan được! - đúng là như vậy. Tuy nhiên trong nhiều tình huống thực tế, cha mẹ sẽ rất dễ vượt qua ranh giới mong manh giữa nghiêm khắc và đàn áp "Con phải nghe lời bố mẹ, bởi vì bố mẹ luôn đúng!" - đó là sự áp đặt. "Hư thì phải đánh cho chừa đi!" - đó là sự đàn áp. Thực tế có nhiều bố mẹ không ý thức được rằng mình đang đàn áp con thông qua sự tức giận, đánh mắng... mà vẫn tưởng mình đang nghiêm khắc. Sai lầm này sẽ chỉ đẩy con ra xa, làm con sợ hãi, lo âu, muốn đối phó với bố mẹ để khỏi bị trừng phạt, chứ con không hề "ngoan" thật sự. Phụ huynh thông thái khi nghiêm khắc là có sự đối thoại và thỏa thuận, có thưởng phạt công minh, vừa đủ "uy" để trẻ nể phục nhưng vẫn tin yêu. Ví dụ như "Đây là luật của nhà mình, con cần thực hiện nghiêm túc. Nếu con sai phạm thì sẽ bị phạt, tuyệt đối không xuề xòa cho qua." Bố mẹ chỉ rõ ra lỗi lầm của con và trách phạt, nhưng ngoài những lúc đó ra vẫn yêu thương gần gũi, chơi đùa với con vui vẻ, chứ không phải lúc nào cũng tỏ ra nghiêm nghị và xa cách.   Kiên định hay độc đoán? Có bao giờ bố mẹ độc đoán trong cư xử với con mà không biết? Điều này đôi lúc có thể làm tổn thương con trẻ. Khi ta nhất quán và kiên trì với những bài học, những phương pháp dạy con của mình, đó là kiên định. Nếu thiếu sự kiên định này, cha mẹ sẽ thường "nói một đằng làm một nẻo", khiến con mất niềm tin, dần dần không còn tôn trọng lời nói của cha mẹ. Nhưng ngược lại, bảo thủ và độc đoán là khi người lớn đưa ra những yêu cầu và nhận xét cảm tính, áp đặt suy nghĩ của bản thân, chứ không phải là "vì con, nghĩ cho con" như ta tưởng. Đối với cha mẹ độc đoán, thì "Đây là lệnh, không được cãi, miễn trình bày!" Nếu như con phải tuân theo những mệnh lệnh của bố mẹ, mà đôi lúc khiến chúng rất không thoải mái và khó xử, thì tâm trạng sẽ rất khổ sở, ấm ức mà không thể phản kháng. Dần dần cũng như khi bị đàn áp, con sẽ thu mình lại và thiếu niềm tin vào bố mẹ. Những việc như đốt truyện tranh của con, bắt con phải học môn này môn kia dù con không hề thích, chê bai thứ âm nhạc con nghe... đều là những dấu hiệu của phụ huynh độc đoán mà bố mẹ nên tránh xa. Bố mẹ cần tôn trọng những sở thích riêng, nhìn nhận đúng và dõi theo sự phát triển của con. Nếu không con sẽ trở nên ù lì, thiếu sáng tạo, và sau này cũng sẽ chỉ cố gắng áp đặt ra lệnh cho người khác khi có cơ hội.   Đó mới chỉ là vài khái niệm "kinh điển" mà bố mẹ khó phân biệt trong quá trình nuôi dạy con cái. Rất có thể nhiều bố mẹ khi còn ấu thơ cũng đã có lúc bị tổn thương vì những nhầm lẫn này của thế hệ trước. Vậy hãy đừng lặp lại những sai lầm đó bố mẹ nhé, hãy liên tục nhìn nhận và rút kinh nghiệm, trên cơ sở yêu thương, thấu hiểu và tôn trọng con, để có được phương pháp giáo dục con tốt nhất, giúp con trở thành đứa trẻ hạnh phúc và có tương lai tốt đẹp.