Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khám phụ khoa và siêu âm đầu dò âm đạo là gì? Những điều chị em cần đặc biệt lưu ý khi đi khám!

Lần đầu tiên đi khám phụ khoa chắc hẳn ai cũng có phần lo lắng, cũng thấy xấu hỗ khi nghĩ tới việc để người lạ chạm vào âm hộ của mình. Thật ra việc khám phụ khoa là vô cùng quan trọng và cần thiết, chính vì thế các chị em không nên cảm thấy ngại ngùng, lo lắng!

Lần đầu tiên đi khám phụ khoa chắc hẳn ai cũng có phần lo lắng, cũng thấy xấu hỗ khi nghĩ tới việc để người lạ chạm vào âm hộ của mình. Thật ra việc khám phụ khoa là vô cùng quan trọng và cần thiết, chính vì thế các chị em không nên cảm thấy ngại ngùng, lo lắng!   Các mục kiểm tra là gì? 1.  Khám bên ngoài A Kiểm tra bề ngoài âm hộ: Bao gồm âm hộ, niệu đạo, đáy chậu, hậu môn B. Kiểm tra âm đạo C. Kiểm tra cổ tử cung   2. Khám bằng tay A. Sờ kiểm tra âm đạo B. Sờ kiểm tra cổ tử cung C. Sờ kiểm tra tử cung D. Sờ kiểm tra các phầm phụ của tử cung, bao gồm buồng trứng, mô tử cung, trực tràng tử cung. E. Sờ kiểm tra hậu môn   3. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung   4. Kiểm tra tế bào, vi khuẩn Nội soi âm đạo được tiến hành như thế nào? 1. Bệnh nhân cần cởi bỏ quần áo phần thân dưới 2. Y tá nữ sau đó dẫn bệnh nhân lên bàn khám, ngồi lên một miếng giấy lót một lần màu trắng, và từ từ xuống. 3. Sau khi nằm xuống, đặt chân lên chân giá để chân, lúc này bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để quan sát các triệu chứng nêu trên để kiểm tra da bên ngoài âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, lông mu và sau đó mở rộng hai môi nhỏ, quan sát, lỗ thông niệu đạo, âm vật, và màng trinh. Sau đó tiếp tục sử dụng "mỏ vịt" để nhìn vào thành âm đạo, cổ tử cung và dịch âm đạo. Đôi khi có một cảm giác hơi te đau trong quá trình này. 4. Đôi khi bác sĩ sẽ lấy mỏ vịt ra và, đặt ngón tay trỏ hoặc ngón giữa vào âm đạo để chạm vào cổ tử cung, mặt kia nhấn bụng, để kiểm tra kích thước của tử cung, các vấn đề về u xơ tử cung hoặc ống dẫn trứng, có khối u trong buồng trứng vv.   Những điều cần chú ý khi đi khám phụ khoa 1. Tránh không dùng thuộc đặt âm đạo 3 ngày trước khi đi khám 2. Tránh thụt rửa âm đạo trước khi khám phụ khoa 3. Không quan hệ tình dục một ngày trước khi khám 4. Chưa quan hệ tình dục thì chỉ nên khám bên ngoài âm đạo và các xét nghiệm bên ngoài 5. Không đi khám trong ngày đèn đỏ 6. Khi đi khám nên mặc đồ dễ cởi như quần ngắn hoặc váy.    Siêu âm đầu dò âm đạo Siêu âm âm đạo là việc bác sĩ sử dụng một đầu dò đầu dò siêu âm khoảng 2-3 inch vào ống âm đạo,để cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong,giúp xác định các điểm bất thường và chuẩn đoàn kịp thời bệnh lý nếu có. Siêu âm âm đạo có thể thấy rõ được hình ảnh của tử cung và buồn trứng, trước khi kiểm tra không cần nhịn tiểu mà nên đi tiểu hết để bàng quang đực rỗng giúp hình ảnh thu được rõ ràng hơn. Phương pháp siêu âm này có thể nhìn thấy rõ được các bộ phận mà siêu âm bụng không thấy rõ được bao gồm kích thước và tăng trưởng của các nang buồng trứng, u buồng trứng, độ dày nội mạc tử cung (adenomyosis) Ở giai đoạn đầu của thai kỳ (trong vòng 6 tuần). Siêu âm âm đạo được coi là một công cụ hỗ trợ chẩn đoán ung thư buồng trứng, và kết hợp với CA-125 có thể được kết hợp để tăng tỷ lệ chẩn đoán. Tuy nhiên cho tới nay, , ung thư buồng trứng vẫn chưa tìm được phương pháp để phát hiện sớm một cách hiệu quả. Chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao (tiền sử gia đình, chưa trải qua sinh nở, u nang buồng trứng, gia đình có tiền sử ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung, vv) thì nên kiểm tra định kì cổ tử cung (pap smear) đồng thời tiến hành siêu âm âm đạo để nắm được tình trạng sức khỏe của buồng trứng. Siêu âm âm đạo không cần phải tránh thời kỳ kinh nguyệt, ví dụ như có kinh nguyệt lại là một thời điểm tốt để tính toán số lượng nang buồng trứng, vì vậy đừng quá lo lắng. Bác sĩ sẽ cho lời khuyên khi nào thì nên đi khám. Ngoài ra có một số trường hợp không nên tiến hành nội soi âm đạo như: những phụ nữ chưa có kinh nghiệm tình dục, hoặc phụ nữ mãn kinh, những người bị teo âm đạo dễ bị đau và khó chịu.