Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chuẩn bị tương lai hoà nhập quốc tế cho con - Xây dựng khả năng nói chuyện hoà hợp

※ Bài viết có sử dụng thông tin của cuốn “Nuôi dưỡng năng lực giao tiếp ở trẻ”, tên tiếng Nhật là 「「ことば力」のある子は必ず伸びる! 」của tác giả Takatori Shizuka. 

※ Bài viết có sử dụng thông tin của cuốn “Nuôi dưỡng năng lực giao tiếp ở trẻ”, tên tiếng Nhật là 「「ことば力」のある子は必ず伸びる! 」của tác giả Takatori Shizuka.  【Kỹ năng cho con】Chuẩn bị tương lai hoà nhập quốc tế cho con - Xây dựng khả năng nói chuyện hoà hợp  Mẹ đã bao giờ nghe tới khả năng nói chuyện hoà hợp chưa? Đây là một kỹ năng giống đàm phán và thương lượng nhưng mang tính chất xã hội hơn. Một kỹ năng không thể thiếu nếu con có ý muốn du học và hoà nhập với môi trường nước ngoài.  Một cuộc nói chuyện được đánh giá là hoà hợp, chỉ khi bao gồm hai yếu tố: “Người nói mang ý kiến chủ quan của cá nhân” và “Tiếp nhận ý kiến của đối phương” . Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì cuộc nói chuyện hoà hợp không thể diễn ra.  Hay nói một cách khác, đây là việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đối phương, hỏi xác nhận lại những chỗ không hiểu, và từ đó truyền tải ý kiến và cảm xúc của cá nhân.  Có thể thấy rằng, thông qua việc tôn trọng lẫn nhau, thì tất cả các bên mới có thể trao đổi ý kiến của bản thân một cách thoải mái nhât, từ đó đưa ra được kết luận được tất cả chấp nhận. Có thể phương án cuối cùng không làm tất cả hài lòng 100% nhưng đó là phương án mang tính chất “win-win”, lợi cả đôi bên.  Vậy từ khóa cho khả năng nói chuyện hoà hợp chính là khả năng tổng hợp và đưa ra kết luận cuối cùng khiến tất cả đều mãn nguyện.  Để làm được điều trên thì một lời khuyên nhỏ tới mẹ là: Mẹ nên chơi trò giả định “Nếu con là… ” với con. Ví dụ, “nếu con là bạn A, trong trường hợp này thì con sẽ thấy  thế nào nếu…” , hay “con có nghĩ là bạn B chưa từng tham gia hoạt động đó có thể biết được thông tin này không?” Việc giả định con trong địa vị của người khác không chỉ giúp con thấu hiểu suy nghĩ của đối phương mà còn giúp tăng khả năng liên kết các sự việc và xây dựng giả thuyết trong tư duy của con. Mẹ hãy để con được biết, trong hội thoại giao tiếp thì việc tất cả đều có chung một ý kiến là điều không thể. Những gì con biết chưa chắc người khác đã biết và ngược lại. Vậy nên lắng nghe để thấu hiểu chính là chìa khóa quan trọng trong mọi cuộc nói chuyện.  Xem thêm các bài viết về dạy con giao tiếp theo phong cách Nhật Bản:  https://booky-mommy.com/danh-muc/day-con-giao-tiep/