Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đừng bao giờ lơ là chuyện dạy con! 7 mẹo nhỏ cho các mẹ để luôn duy trì kỉ luật dạy con “trước sau như một”

Tất cả các chuyên gia kỉ luật đều thống nhất rằng: Nhất quán trong cách dạy con chính là chìa khóa của mọi vấn đề. “Nếu các mẹ chọn thay đổi 1 điều trong các quy tắc dạy con – thì hãy chọn cách nhất quán hơn”, Sal Severe, tác giả cuốn “Mẹ cư xử thế nào thì còn sẽ học như thế”, đã từng chia sẻ.

Tất cả các chuyên gia kỉ luật đều thống nhất rằng: Nhất quán trong cách dạy con chính là chìa khóa của mọi vấn đề. “Nếu các mẹ chọn thay đổi 1 điều trong các quy tắc dạy con – thì hãy chọn cách nhất quán hơn”, Sal Severe, tác giả cuốn “Mẹ cư xử thế nào thì còn sẽ học như thế”, đã từng chia sẻ. "Các bé cần được học cách đoán xem mẹ sẽ hành động như thế nào”. Chẳng hạn như “mẹ muốn con dọn bàn, nếu không, con sẽ không được xem tivi sau bữa tối” Sự nhất quán dạy trẻ nhận thức được trẻ là thành viên quan trọng trong gia đình. Ví dụ như “dọn bàn là nghĩa vụ của con với tư cách là thành viên gia đình này”.   Khi mẹ không nhất quán có thể sẽ làm cho bé cảm thấy không chắc chắn, không an toàn, và bối rối. Bé sẽ nghĩ: “Đôi khi con phải đặt bàn, đôi khi lại không cần. Nếu con gào lên hoặc mếu khóc, có khi con lại thoát được tội, nhưng cũng lắm lúc mẹ lại cáu thì sao”. Khi mẹ nhất quán, trẻ sẽ suy nghĩ nhiều hơn về hành vi của mình – và làm cho trẻ biết cách suy nghĩ chính là điều các mẹ cần đấy. Sự nhất quán tạo nên cảm giác thoải mái cho trẻ. Việc thay đổi các quy tắc hoặc áp dụng một cách thất thường là không công bằng đối với trẻ, và đó không phải là cách hiệu quả để trẻ học các quy tắc. Các mẹ rất dễ rơi vào tình trạng nới lỏng hoặc biến đổi quy tắc, điều này sẽ không có lợi cho chính các mẹ và cả trẻ.. Làm thế nào để các mẹ có thể nhất quán hơn? Hãy thử những lời khuyên này từ các chuyên gia kỷ luật để giúp các mẹ và bé luôn đi đúng hướng nhé: 1. Chọn ra một vài list ưu tiên. Nếu các mẹ cứ cố gắng giải quyết mọi thách thức kỷ luật cùng một lúc, các mẹ có thể sẽ bị choáng ngợp đấy. Vì vậy, hãy chọn một hoặc hai việc thôi để tập trung đặc biệt vào nhé. Có thể là mếu khóc, cãi lại hoặc ăn vạ. Khi con có những biểu hiện xấu này, hãy liệt kê chúng vào danh sách top nhé. Đừng bao giờ nhượng bộ. 2. Củng cố tinh thần cho một trận chiến dài hơi.   Thường sẽ mất ba tuần để sửa các tật xấu cho trẻ. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con nhé. Con sẽ từng bước thay đổi, nhưng có thể không theo tốc độ mà các mẹ mong muốn.   3. Viết lời nhắc. Để lại những tờ note cho trẻ: "Đừng tranh cãi" hoặc "Mong muốn con hợp tác một chút", nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng khá hữu ích đấy. Đặt những tờ note này ở nơi bạn có thể nhìn thấy suốt cả ngày. Và tạo một khẩu hiệu cho chính mình nhé: "bình tĩnh, nhất quán và quan tâm". Đây là những thần chú của các mami bây giờ đấy.   4. Đúng thời điểm. Các mẹ có thể áp dụng dạy con các bài học về hành vi ngay trước sinh nhật hoặc các bữa tiệc gấp gáp, nhưng các mẹ sẽ thành công hơn nếu chọn một thời điểm ổn định hơn và có thể đoán trước được. Ai cũng đều cần thời gian và không có thêm bất căng thẳng nào khác để thực hành nhất quán - đặc biệt là các mẹ đấy. Vì vậy, không đi sâu vào một chiến lược kỷ luật mới ngay trước khi sinh thêm em bé hoặc bắt đầu kì học của con, hoặc khi các mẹ đang thay đổi công việc nhé.   5. Dự đoán trước việc con sẽ cãi lại. Các bé có thể sẽ thách thức mẹ dù mẹ có kiên quyết như thế nào đi chăng nữa. Hoặc trẻ có thể phản ứng tốt ngay lập tức, chỉ để đối phó và lại quay về với thói quen cũ. Đừng vội nản nhé các mẹ vì đây là chuyện rất bình thường. Một khi các mẹ chấp nhận những phản ứng tạm thời này, thì các mẹ đã làm đúng rồi đấy! 6. Đừng cố hành động một mình. Khi bạn bắt đầu chiến dịch kỉ luật nhất quán, hãy yêu cầu sự hợp tác từ phía giáo viên, huấn luyện viên, người chăm sóc và ông bà, tất cả mọi người đều có thể giúp bạn trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ.   7. Luôn tạo ra cơ hội cho con thay đổi. Sự không nhất quán xảy ra khi các mẹ quá bận rộn hoặc quá lo lắng khi thực thi quy tắc, điều này cũng tạo cho trẻ suy nghĩ mặc kệ đấy. Nhưng sự không nhất quán có chủ đích – khi các mẹ cho trẻ biết trước rằng các mẹ cố tình tạo ra ngoại lệ - lại có thể củng cố thêm cho quy tắc của mẹ. Ví dụ: "Vì con sẽ ở với ông bà tuần này, nên con có thể tạm thời hoãn dọn phòng cho đến tuần sau nhé!”