Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Dạy con kiểu Nhật - Phân biệt giữa sự thật với ý kiến cá nhân

※ Bài chia sẻ có sử dụng thông tin của cuốn “Nuôi dưỡng năng lực giao tiếp ở trẻ”, tên tiếng Nhật là 「「ことば力」のある子は必ず伸びる! 」của tác giả Takatori Shizuka.

※ Bài chia sẻ có sử dụng thông tin của cuốn “Nuôi dưỡng năng lực giao tiếp ở trẻ”, tên tiếng Nhật là 「「ことば力」のある子は必ず伸びる! 」của tác giả Takatori Shizuka. ----- Trong cuộc sống thường ngày, mẹ có khi nào gặp trường hợp như sau không? “Mẹ mua cho con cái này đi, bạn con mọi người ai cũng có mà con chẳng có” và khi hỏi “mọi người” là ai thì thật ra chỉ vỏn vẹn có 2 bạn. Theo cô Takatori Shizuka (nhà giáo dục học từ Nhật Bản) thì trường hợp trên là ví dụ điển hình của việc trẻ bị nhầm giữa sự thật và ý kiến cá nhân. Đối với người Nhật thì việc phân biệt và sử dụng đúng hai khái niệm này gần như là điều bắt buộc, đặc biệt khi trẻ lớn lên, tốt nghiệp và đi làm. Giữa sự thật và ý kiến cá nhân thì người Nhật luôn đặt sự thật lên trên, và dẫn dắt câu chuyện, tìm kiếm giải pháp dựa trên sự thật được nêu, còn ý kiến cá nhân sẽ được đề cập sau cùng nếu còn thời gian. Vậy nên, để dạy trẻ phân biệt giữa sự thật và ý kiến cá nhân, mẹ có thể thử hai cách dưới đây theo như cô Takatori Shizuka khuyên nhé! 1. Đặt ranh giới về sự thật và ý kiến cá nhân Thông qua việc tương tác với con hàng ngày, mẹ hãy thường xuyên đặt câu hỏi với con rằng “Đây là việc thực sự xảy ra à con? ” và “Đây là ý tưởng con suy nghĩ ra à?”. Dần dần như vậy thì con sẽ hình thành được ranh giới và tự phân biệt được sự thật và ý kiến của bản thân tự suy luận. Luôn nhớ, thứ tự nói chuyện trong giao tiếp nên là: Nói từ sự thật, sau đó mới tới cảm xúc của bản thân ! 2. Chuyển đổi cách dùng từ ngữ, từ chung chung sang chi tiết Trong hội thoại hàng ngày, mẹ có thể chú ý cách sử dụng từ ngữ của con và sửa từng chút một. Ví dụ nếu con kể rằng, “Hôm nay sinh nhật bạn A có cái bánh gato to lắm mẹ ạ! To cực kỳ luôn ấy”, thì mẹ có thể hỏi thêm rằng, “To bằng người con không?” hay “To thế cơ à? To cỡ như thế nào con nhỉ?”. Mẹ hãy để con sử dụng trí tưởng tượng của mình, đối chiếu với ký ức của bản thân để tìm ra được ngôn ngữ phù hợp với suy nghĩ của mình. Phân biệt giữa sự thật và ý kiến cá nhân rất quan trọng khi làm việc với người Nhật Bản thân mình cũng đã mất gần ba năm để luyện tập và học các phân biệt, vì đặc thù công việc phải liên tục báo cáo trực tiếp với sếp Nhật. Thật sự là khó nhưng hy vọng chia sẻ từ kinh nghiệm của mình sẽ giúp các con có thêm được kỹ năng mới phục vụ cho tương lai sau này. Tìm hiểu thêm về nuôi dạy con kiểu Nhật, kiến thức từ các chuyên gia giáo dục học hàng đầu tại Nhật Bản: https://booky-mommy.com/bai-viet/