Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chàm sữa là gì? Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ phải làm sao?

Chàm sữa tên tiếng anh là Atopic Dermatitis Em, thường được gọi với tên dân gian là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là căn bệnh về da khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 2 tuổi. Ngay cả những trẻ có cơ thể khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh.

Tình trạng làn da bé sơ sinh bị mẩn đỏ, nổi mụn nước sau đó chảy dịch, bong tróc…vẫn được chẩn đoán là mắc bệnh chàm sữa. Vậy cha mẹ đã biết chính xác chàm sữa là gì chưa? Và trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao? Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể đến cha mẹ nhé! 1. Chàm sữa là gì? Chàm sữa tên tiếng anh là Atopic Dermatitis Em, thường được gọi với tên dân gian là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là căn bệnh về da khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 2 tuổi. Ngay cả những trẻ có cơ thể khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh. Theo thống kê, có tới 20% số trẻ mắc chàm sữa ở độ tuổi sơ sinh và có khoảng 2000 đến 3000 lượt khám chữa bệnh chàm sữa ở bệnh viện nhi đồng 1 HCM, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi chiếm tới 50-60%. Giải đáp chàm sữa là gì? Dấu hiệu khi bé mắc chàm sữa: - Chàm sữa bắt đầu xuất hiện ở má và trên đầu của bé. Khi bệnh nặng hơn sẽ có dấu hiệu lan ra thân người bé: cánh tay, chân ngực… - Vùng da mắc chàm sữa sẽ viêm tấy, phồng rộp và tích dịch bên trong. Sau đó da sẽ căng nứt ra, chảy dịch, đóng vảy cứng và bong vảy. - Bé sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, ngứa ngáy và dùng tay gãi liên tục hoặc chà mặt vào gối. Nếu bé gãi nhiều sẽ khiến da càng khó chịu hơn, khiến da có thể bị tổn thương và nhiễm trùng.  Đến đây thì chắc hẳn các mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi! 2. Một số vị trí hay bị chàm sữa ở trẻ? - Ở mặt: Chàm sữa thường xảy ra ở má hoặc cằm của bé. Chàm sữa ở mặt khá nguy hiểm và nhạy cảm vì gần mắt, mũi, miệng. Hơn nữa, bé thường xuyên dùng tay gãi lên mặt rất dễ gây nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo an toàn và chữa trị kịp thời cho bé. - Ở lông mày: Theo nhiều nghiên cứu và thống kê đã cho thấy, chàm sữa ở lông mày do nguyên nhân di truyền kết hợp với các yếu tố kích hoạt trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. - Ở cổ: Bé bị chàm sữa ở cổ rất phổ biến, gây khó chịu và khiến bé thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn. Chàm sữa ở trường hợp này có thể áp dụng nhiều cách điều trị nhanh chóng, dứt điểm. - Ở tay: Chàm sữa ở tay không quá nguy hiểm nhưng lại dễ tái đi tái lại, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Làn da nhạy cảm của bé rất dễ bị kích ứng và tổn thương do những tác động từ môi trường hoặc thực phẩm. Mẹ chăm sóc trẻ bị chàm sữa ở tay cần đặc biệt lưu ý và thận trọng. - Ở quanh miệng: Bé bị chàm sữa ở quanh miệng cảm thấy rất khó chịu, khiến bé bỏ bú và quấy khóc cả ngày. Mẹ cần tìm hướng xử lý kịp thời để tránh những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. 3. Chàm sữa có tự khỏi không? Bé bị chàm sữa ở cổ Thông thường thì chàm sữa sẽ tự khỏi sau khi bé 2 tuổi. Khi này thì hệ miễn dịch của bé đã tốt hơn, sức đề kháng đủ để chống trọi với chàm sữa.  Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé và rất nhiều yếu tố: môi trường sống, cách chăm sóc da bé… Vì vậy, cha mẹ không nên có tâm lý để bệnh tự khỏi, thay vào đó cần kịp thời phát hiện bệnh và đưa ra hướng điều trị chàm sữa kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu, bé khó chịu, biếng ăn, ngủ không ngon giấc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 4. Trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ phải làm gì? 4.1. Loại bỏ các yếu tố gây ra chàm sữa ở trẻ Đây là hướng xử lý quan trọng để chữa trị bệnh dứt điểm chàm sữa cho bé. Khi xác định được nguyên nhân gây chàm sữa, cha mẹ cần loại bỏ chúng để chữa bệnh cho con nhanh chóng. Các nguyên nhân thường gặp khiến bé dị ứng là: - Thức ăn: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, thức ăn giàu đạm chuyển hóa chậm, đồ chiên dầu mỡ, ngũ tạng động vật, đồ nhiều chất tanh, sữa, đậu phộng… - Vật nuôi (chó, mèo…) - Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn - Khói thuốc lá - Các hóa chất gây kích ứng như: nước hoa, xà phòng, sữa tắm… - Cách chăm sóc da cho bé chưa khoa học… 4.2. Chăm sóc da bé bị chàm sữa Mẹ nên tắm cho da bé ngày 1-2 lần với nước ấm. Tránh nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm khô da bé. Khi tắm, mẹ cần nhẹ tay để tránh làm xước da bé. Mẹ cũng cần thường xuyên cắt móng tay để tránh trường hợp bé gãi gây xước da, nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, cần giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát với nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái cho bé, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tốt nhất là vải cotton. 4.3. Trị chàm sữa bằng kem bôi da Kết hợp sử dụng kem trị chàm sữa Biohoney Baby Nappy Balm cho bé từ thành phần thiên nhiên vừa an toàn, vừa hiệu quả. Kem nhập khẩu từ New Zealand, với 100% thành phần hữu cơ mang lại những tác động toàn diện, hỗ trợ điều trị dứt điểm chàm sữa như: giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ, tái tạo da… Kem đã được chứng nhận hiệu quả điều trị chỉ sau 48h, an toàn cho mọi làn da, phù hợp cả cho bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi. 4.4. Trị chàm sữa bằng khoai tây Áp dụng trị chàm sữa bằng khoai tây Cách thực hiện: - Củ khoai tây tươi các mẹ đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, sau đó đem đun sôi khoảng 1 phút để loại bỏ các vi khuẩn trên bề mặt vỏ khoai tây. - Tiếp đó, mẹ cắt khoai tây thành từng lát mỏng, giã đến khi khoai tây mịn - Mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ và đắp 1 lớp mỏng khoai tây lên vùng da bị tổn thương, lưu ý mẹ cần tránh vết thương hở. - Sau đó dùng gạc sạch băng vùng da bị chàm này lại, tránh để bé gãi có thể gây nhiễm trùng da.  - Mẹ chờ khoảng 30-40 phút rồi rửa sạch da bé với nước sạch. Thực hiện ngày 2-3 lần. Ưu điểm: Phương pháp này dễ thực hiện và an toàn, lành tính đối với làn da non nớt của bé. Thành phần khoai tây chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho làn da bé như các vitamin nhóm B, sắt, magie, canxi, kẽm, cacbonhydrat, nước….giúp làm dịu da, giảm ngứa nhanh chóng. Ngoài ra còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên và làm lành tổn thương trên da. Nhược điểm: Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh này chủ yếu chỉ giúp xoa dịu và giảm bớt những triệu chứng của chàm sữa, không giải quyết tận gốc bệnh và chỉ có tác dụng đối với tình trạng bệnh chàm sữa nhẹ. Tùy vào cơ địa của bé mà có tác dụng ít hoặc nhiều. Lưu ý khi áp dụng: Mẹ cần ngừng thực hiện khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bé bị kích ứng với khoai tây. Cần làm sạch khoai tây thật kỹ để tránh vi khuẩn, bụi bẩn còn sót lại ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. 4.5. Trị chàm sữa bằng húng lủi Lá húng lủi hỗ trợ điều trị chàm sữa Cách thực hiện:  - Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá húng lủi còn tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. - Lá húng lủi mẹ đem giã hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, chất lấy phần nước cốt. - Vệ sinh da bé sạch với nước ấm và lau khô bằng khăn vải mềm, sau đó mẹ thoa nhẹ nhàng phần nước cốt trên lên vết chàm sữa của bé, tránh vết thương hở. - Để khoảng 10-15 phút trên da bé, sau đó mẹ rửa sạch lại và lau khô da bé. Thực hiện hằng ngày để hỗ trợ điều trị chàm sữa tốt nhất. Ưu điểm: Phương pháp trị chàm sữa ở trẻ nhỏ này dùng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho da bé, giúp làm mát, giảm ngứa và xoa dịu vết chàm sữa khó chịu trên da bé ngay lập tức. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà không mất nhiều thời gian, công sức. Nhược điểm: Hiệu quả chữa chàm sữa bằng lá húng lủi không cao, chỉ giúp cải thiện mà không chữa trị tận gốc bệnh. Tác dụng thường chậm hơn nên các mẹ cần mất nhiều thời gian để theo dõi chuyển biến của bệnh. Ngoài ra thì phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc độc tố do lá húng lủi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Lưu ý khi thực hiện: Mẹ cần bôi thử trước lên vùng da nhỏ của bé, quan sát nếu da bé an toàn thì tiếp tục sử dụng. Mẹ nên chọn lá không quá già cũng không quá non, lá còn tươi và không nhiễm bệnh.  4.6. Trị chàm sữa bằng lá trầu không Cách thực hiện: - Lá trầu không mẹ đem rửa sạch, để ráo nước và giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. - Mẹ chấm phần nước cốt này lên vùng da mắc chàm sữa của bé và để khô tự nhiên. - Mẹ nên thực hiện vào buổi đêm, trước khi bé đi ngủ và để qua đêm, rửa sạch lại sáng hôm sau. - Thực hiện 3-5 ngày/tuần. Ưu điểm: Lá trầu không là nguyên liệu dễ tìm và phổ biến. Đây là dược liệu tự nhiên khá an toàn và lành tính với khả năng giảm ngứa, giảm viêm, sát khuẩn hiệu quả. Mẹ có thể dùng để chữa chàm sữa ở bất kì vị trí nào trên cơ thể bé.  Nhược điểm: Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của từng bé và chỉ đem lại hiệu quả với những vết chàm sữa nhẹ. Hiệu quả điều trị của lá trầu không cho các vùng da kín, vùng mông hoặc bẹn chưa cao. Lưu ý khi thực hiện: Tuy lá trầu không khá an toàn và lành tính nhưng mẹ cần thử nghiệm trước ở một vùng da nhỏ, xem bé có bị dị ứng hay không mới dùng để chữa bệnh cho bé. Mẹ nên rửa sạch lá trầu trước khi dùng để tránh bụi bẩn, tạp chất hoặc trứng côn trùng… 5. Tips hay phòng tránh chàm sữa cho bé Cha mẹ có thể phòng tránh chàm sữa cho bé bằng những lưu ý sau: - Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất Vitamin C, Kẽm, Magie, Canxi…, giúp bé tăng sức đề kháng. Với những bé đang bú mẹ, mẹ nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất này trong khẩu phần ăn của mình. - Cắt bỏ những thực phẩm dễ gây tình trạng dị ứng như: trứng, hải sản, cá biển… - Hạn chế thức ăn dính quanh miệng bé. Sau khi bé ăn xong nên nhẹ nhàng lau sạch miệng bé. - Không lựa chọn quần áo thô cứng hoặc không thấm mồ hôi mặc cho bé. - Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trên đây là giải đáp cụ thể cho các mẹ chàm sữa là gì và trẻ sơ sinh bị chàm sữa phải làm sao. Hy vọng các mẹ đã có đầy đủ kiến thức để điều trị chàm sữa cho bé nhanh chóng, dứt điểm! Nguồn:  https://biohoneybaby.com/cham-sua-la-gi-tre-so-sinh-bi-cham-sua-me-phai-lam-sao/