Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tiêm phòng lao (BCG) xong sẽ bị sốt và mưng mủ vết tiêm? Những điều bố mẹ cần biết!

Tiêm phòng lao xong ba mẹ nào cũng xót con, tiêm lên tay con mà đau trong tim mẹ! Theo các bác sĩ thì tiêm phòng lao mặc dù sẽ có tác dụng phụ ngắn hạn khiến cho các bé bị sốt, quấy khóc nhưng hiệu quả phòng ngừa lao rất cao. Sau khi tiêm, vết tiêm sẽ bị mưng mủ, sưng đủ nên ba mẹ cần phải nắm được

Tiêm phòng lao xong ba mẹ nào cũng xót con, tiêm lên tay con mà đau trong tim mẹ! Theo các bác sĩ thì tiêm phòng lao mặc dù sẽ có tác dụng phụ ngắn hạn khiến cho các bé bị sốt, quấy khóc nhưng hiệu quả phòng ngừa lao rất cao. Sau khi tiêm, vết tiêm sẽ bị mưng mủ, sưng đủ nên ba mẹ cần phải nắm được cách xử lý.    BCG có thể ngăn ngừa bệnh lao Theo số liệu thống kê của Sở y tế, việc tiêm vắc xin BCG có thể ngăn ngừa bệnh lao nặng ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não lao ở trẻ nhỏ chưa được tiêm BCG là khoảng 152,5 phần triệu, gấp 47 lần so với người được tiêm phòng. Nếu bệnh lao không được phát hiện và chẩn đoán sớm, nó sẽ gây ra những bệnh không thể chữa lành như tổn thương não (không có khả năng tự chăm sóc bản thân, suy giảm chỉ số IQ, vv) và kèm theo tỷ lệ tử vong khoảng 20% đến 40%.   Một số trường hợp dưới đây không nên tiêm phòng lao 1. Bé mới sinh cân nặng dưới 2500g 2. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu 3. Bé bị mắc bệnh nặng về da liễu, bị chàm ngoài da 4. Bị sốt hoặc bị bệnh cấp tính 5. Nghi ngờ bị mắc bệnh lao hoặc bị lây nhiễm lao 6. Bé bị sởi hoặc thủy đậu Ngoài ra hội chứng suy giảm miễn dịch phối hợp nguy kịch (SCID) - một căn bệnh di truyền còn có tên gọi là hội chứng "đứa trẻ bong bóng". Nếu tiêm vắc xin sẽ bị nhiễm trùng, mắc bệnh hoặc tử vong.Tỷ lệ mắc bệnh suy giảm miễn dịch nặng ở 100.000 người là khoảng 1,4.  Nếu không rõ liệu có tiền sử gia đình bị Hội chứng suy giảm miễn dịch phối hợp nguy kịch hay không, bạn có thể tới bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng vì BCG là một loại vắc-xin có nguồn gốc từ M. bovis, thường được khuyến cáo không sử dụng trong khi mang thai.   Tác dụng phụ khi tiêm phòng Thông thường tác dụng phụ khi tiêm phòng có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc một bộ phận trên cơ thể như: 1. Sốt: Hầu như tất cả các loại vắc-xin có thể gây sốt nhẹ ở trẻ nhỏ, và thường hết trong vòng 1 đến 2 ngày. Nên cho trẻ uống nhiều sữa trong thời gian bị sốt, tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,5 độ C thì cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 2. Quấy khóc, ngủ li bì Những phản ứng này cũng thường gặp khi trẻ tiêm vắc-xin 5 trong một, đặc biệt là khi tiêm vắc-xin ho gà, nhưng các triệu chứng này thường sẽ hết trong vòng 1-2 ngày. Ngoài ra còn có một số phản ứng hiếm gặp khác: co thắt, viêm màng não, phát ban toàn thân, cần được điều trị ngay lập tức. Khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét. Vết loét này tồn tại một vài tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Ðây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch, việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ.   Trẻ vừa tiêm phòng xong và chỉ bị một vết đỏ nhỏ:  Sau một hai ngày vết tiêm bắt đầu sưng lên: Sau một tháng bắt đầu mưng mủ (không cần lo lắng):  Sau đó vết thương sẽ đóng vảy, tự bong và phục hồi:    Chăm sóc vế thương tiêm phòng lao 1. Không đụng xoa hay chà xát, bôi thuốc và băng bó vết tiêm, khi vết tiêm mưng mủ có thể dùng tăm bông thấm nhẹ là được. 2. Giữ cho vết thương khô và sạch. 3. Khi tắm vảy sẽ bị mềm và bong ra, không nên can thiệp gì để vết thương tự hồi phục.