Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

4 nguyên nhân khiến mẹ bầu thiếu sữa! Cách kích sữa hiệu quả nhất!

Tiết sữa là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người mẹ, tuy nhiên lượng sữa ở mỗi người không giống nhau chính vì thế với các mẹ ít sữa thì thường phải nghĩ cách làm thế nào để kích sữa để đủ sữa cho con bú. Dưới đây là 6 cách giúp mẹ bầu kích sữa hiệu quả.

Tiết sữa là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người mẹ, tuy nhiên lượng sữa ở mỗi người không giống nhau chính vì thế với các mẹ ít sữa thì thường phải nghĩ cách làm thế nào để kích sữa để đủ sữa cho con bú. Dưới đây là 6 cách giúp mẹ bầu kích sữa hiệu quả.   Tiết sữa là hiện tượng tự nhiên Khi cho em bé bú, hành động mút của bé sẽ giúp cơ thể người mẹ phát đi một thông điệp tới não để cung cấp sữa cho bé. Lúc này tuyến yên trước sẽ giải phóng hóc môn prolactin vào trong máu, hóc môn này sẽ kích thích vú sản xuất ra nhiều sữa hơn; Tuyến yên sau sẽ tiết ra oxytocin, hóc môn này đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ chung quanh nang sữa co lại, giúp mở rộng ống dẫn sữa để sữa chảy ra ngoài. Chính vì thế khi bé liên tục bú sữa sẽ giúp kích thích cơ thể của mẹ tiết ra các hóc môn, cho con bú chính là cách để ổn định và kích thích nguồn sữa. Nguyên nhân nào khiến mẹ ít sữa? 1. Tắc tia sữa Tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến của các mẹ khi cho con bú, bầu vú sẽ bị cứng và đau, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị tắc tia sữa, một trong số đó là do chế độ ăn uống của mẹ bầu không hợp lý ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa hoặc không đủ sữa cho con bú. 2. Thiếu máu sau sinh Trong quá trình mang thai và sinh nở mẹ thường mất nhiều máu dẫn tới mệt mỏi, khó chịu, không đủ sức khỏe cho mình và khó đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết để tạo nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con. Các mẹ trong hai tháng đầu sau khi sinh xong nên nghỉ ngơi nhiều, cũng như bổ sung nhiều thực phẩm giúp bổ máu như: thịt đỏ, hải sản, các loại hạt... 3. Thiếu ngủ Đối với nhiều mẹ lần đầu sinh con thường rơi vào trường hợp bận rộn thiếu ngủ, nghỉ ngơi không đủ dẫn tới cơ thể mệt mỏi quá độ là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng sữa. Các mẹ sau khi sinh nên chú ý chăm sóc bản thân, nhờ tới sự giúp đỡ của người thân để có thể ngủ được nhiều hơn, đảm bảo lượng sữa cho con bú. 4. Áp lực căng thẳng stress Áp lực tâm lý thường ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, nếu bạn cảm thấy bị căng thẳng mệt mỏi sẽ rất dễ bị giảm lượng sữa. Khi không đủ sữa cho con bú mẹ càng dễ bị lo lắng căng thẳng hơn, cứ như thế một vòng luẩn quẩn sữa ngày một ít đi thậm trí dẫn tới mất sữa. Ngoài việc nghỉ ngơi  hợp lý, người thân động viên cùng với suy nghĩ tích cực thì các mẹ cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng vào sáng và tối, vận động có thể giúp giảm bớt áp lực, điều tiết thải độc trong gan, duy trì lượng máu trong cơ thể từ đó góp phần tăng lượng sữa.   6 cách hiệu quả giúp kích sữa cho mẹ bầu Thành phần quan trọng nhất quan trọng nhất trong sữa mẹ là "nước", trong sữa mẹ bao gồm khoảng 95% nước và 5% protein, do đó, có ba yếu tố quan trọng để kích sữa đó chính là: thường xuyên cho con bú, ăn nhiều canh hoặc súp, bổ sung protein. Ngoài ra có một số nguyên tắc các mẹ cần nhớ để có thể đảm bảo lượng sữa cho con bú. 1. Cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh. 2. Nếu có thể thì không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ cho đến khi tập ăn dặm. 3. Thường xuyên cho con bú mẹ trực tiếp. 4. Tránh cho con dùng ti giả và quen với ti giả. 5. Chú ý tư thế cho con bú. 6. Ăn nhiều thực phẩm giúp kích sữa: canh, súp, nhiều chất đạm vv.   Kết hợp với 8 nguyên tắc ăn uống cần nhớ 1. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và đường. 2. Cung cấp đầy đủ năng lượng: phụ nữ cho con bú mỗi ngày cần nhiều hơn 500 calo, không đủ calo sẽ dẫn tới thiếu sữa. 3. Uống nhiều nước: Trong thời gian cho con bú mẹ cần uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. 4. Ăn canh cá, canh gà: Có thể bổ sung protein và tốt sữa. 5. Tránh đồ ăn sống, đồ lạnh, cay và dầu mỡ. 6. Ăn ít và phân thành nhiều bữa, chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa. 7. Chọn các thực phẩm lợi sữa, tuy nhiên do cơ địa của mỗi mẹ là khác nhau nên hiệu quả của các loại thực phẩm đối với việc kích sữa cũng khác nhau. 8. Tránh các thực phẩm gây mất sữa: hẹ, nhân sâm, mạch nha, thực phẩm chứa cồn và cafein.