Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Làm Sao Để Trẻ Nghiêm Túc Ngồi Học Giai Đoạn Chuẩn Bị Vào Lớp 1 ?

Trẻ nhỏ thường khả năng tập trung rất thấp do đó việc trẻ nghiêm túc ngồi học sẽ là một thứ rất khó chịu. Trẻ thường tự do chạy nhảy nên việc ngồi một chỗ nghiêm túc ngồi học là hết sức khó. Thế nhưng cũng không phải không có cách, bài viết này Life Kids muốn gửi tới quý phụ huynh cách để giúp trẻ n

Trẻ nhỏ thường khả năng tập trung rất thấp do đó việc trẻ nghiêm túc ngồi học sẽ là một thứ rất khó chịu. Trẻ thường tự do chạy nhảy nên việc ngồi một chỗ nghiêm túc ngồi học là hết sức khó. Thế nhưng cũng không phải không có cách, bài viết này Life Kids muốn gửi tới quý phụ huynh cách để giúp trẻ nghiêm túc ngồi học giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1: 1. Không ép trẻ đột ngột trở lại việc học với cường độ cao Việc trẻ không muốn nhưng bạn cứ bắt ép chúng phải làm và tuân theo, tất nhiên vẫn có hiệu quả tức thời nhưng về lâu dài sau này thì chắc chắn đây không phải phương án đúng đắn. Không nên hành xử quá cứng nhắc mà nhẹ nhàng khuyên bảo, đưa ra các hình thức khuyến khích con để trẻ thấy việc đi học như một cuộc vui chơi. Hãy ra những hạng mục khám phá cho con, lớp 1 con sẽ học được gì và có những điều con chỉ học được khi con lên đến lớp mấy. Điều đó sẽ thôi thúc trẻ tự chủ động tìm tòi và học hỏi. 2. Cho trẻ tự chọn môn học ưa thích Hãy đưa ra cho con những lựa chọn môn học, hãy cùng con học môn mà con thích và quan sát thái độ của con. Vì sẽ có những lúc con chỉ chọn trong cảm xúc nhất thời mà thôi, và cùng con lên thời gian biểu cho môn học đó, thời gian học của một môn không nên kéo dài quá vì trẻ sẽ chán học. Hãy luôn theo sát từng thái độ của con trong từng môn để thấy được rằng môn nào con thật sự thích và luôn không ngừng chủ động học hỏi, vì có những thứ con giỏi nhưng trẻ lại không thích thì cũng không thể học tốt được. 3. Dành nhiều thời gian cho trẻ Lúc con học, cha mẹ hãy dành thời gian ngồi học cùng con, bạn có thể ngồi làm việc cạnh con trong lúc con học để trẻ noi theo tấm gương. Tạo ý thức và thói quen tự ngay từ nhỏ, biết cách sắp xếp thời gian học tập, vui chơi,... như vậy trẻ sẽ tăng dần tính trách nhiệm với bản thân, với người khác. 4. Cùng con tạo một không gian học tập Không gian học tập gọn gàng, sạch sẽ giúp cho trẻ cảm thấy hứng thú việc học hơn. Do đó, hãy cùng trẻ trang trí lại không gian học tập, trang trí và hướng dẫn trẻ tự làm, sắp xếp ngăn nắp không gian học tập. Không gian học tập gọn gàng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú học tập hơn. Vì vậy, việc trẻ tự sắp xếp lại không gian học tập là rất cần thiết. 5. Kích thích mặt tích cực của trẻ Hãy dành cho trẻ những sự khen ngợi vào những ưu điểm mặt tích cực của trẻ, đừng chỉ tập trung vào những mặt tiêu cực yếu điểm của trẻ. Các bậc cha mẹ có thể khích lệ trẻ bằng cách nói :"Ba/Mẹ biết khả năng của con không phải như vậy chỉ có điều nó chưa được phát huy thôi, con hãy cố gắng lên"... 6. Không đánh, mắng trẻ Bạo lực luôn là yếu tố cấm kỵ trong việc giáo dục con trẻ. Việc đánh mắng, dọa dẫm càng khiến con sợ học và cảm thấy việc học là cả một cực hình, tra tấn. Điều đó càng khiến trẻ căng thẳng khi vừa sợ ba mẹ khi ở nhà mà càng sợ phải đến lớp, vô tình bạn đã tạo ra sự chống đối ở trẻ. Đánh mắng con bạn còn đang vô tình dạy trẻ tính bạo lực, điều này sẽ hình thành nên những đứa trẻ bắt nạt, luôn đi ăn hiếp đánh các bạn bè khác.  Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm những cách ứng xử, dạy con khi ở nhà để giúp con có thêm cảm hứng học tập, đặc biệt là với những trẻ chuẩn bị vào lớp 1. ———————————— Trung Tâm Kỹ Năng Tương Lai Việt – Xây dựng những nền tảng đầu đời cho trẻ - Website: kynangtuonglaiviet.edu.vn - Hotline: 092 418 1487 | 028 2253 4945 - Email: lienhe@kynangtuonglaiviet.edu.vn - Địa chỉ: 13A, đường 25, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Hồ Chí Minh. - Nhóm “Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn”: https://www.facebook.com/groups/195530331541536/