Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giúp Con Luyện Chữ Hiệu Quả Khi Ở Nhà

Bạn muốn tập viết và luyện chữ cho con và chưa biết phải hướng dẫn thế nào cho hiệu quả. Bài viết sau đây Life Kids muốn chia sẻ cho ba mẹ một số cách để giúp con luyện chữ hiệu quả khi ở nhà nhé.

Bạn muốn tập viết và luyện chữ cho con và chưa biết phải hướng dẫn thế nào cho hiệu quả. Bài viết sau đây Life Kids muốn chia sẻ cho ba mẹ một số cách để giúp con luyện chữ hiệu quả khi ở nhà nhé.   🔸 1 – Độ Tuổi Phù Hợp Để Luyện Chữ Tuổi phù hợp để bé bắt đầu luyện viết chữ là 4 tuổi, nếu bắt trẻ phải luyện viết chữ từ quá sớm lúc đó tay của bé còn yếu, viết sẽ dễ bị mỏi tay. Từ đó sẽ làm cho bé càng có cảm giác lười nhác việc tập viết. Nhiều bé sẽ còn có tâm trạng sợ hãi khi cầm bút luyện chữ. Do đó, từ 4 – 5 tuổi là độ tuổi phù hợp để bé bắt đầu luyện chữ, khi bé từ 2 tuổi ba mẹ có thể mua bảng chữ cái để trẻ làm quen với các mặt chữ. Đây là cách giúp trẻ dễ dàng hòa nhập và học tập khi đến trường. 🔸 2 – Đồ Dùng Tập Viết Chọn đồ dùng luyện chữ là rất cần thiết trong việc dạy bé tập viết. Đồ dùng quyết định rất lớn đến chất lượng chữ viết của bé: Bảng con và phấn: Khi mới tập viết các bậc phụ huynh nên cho con tập viết ở bảng con để các bé tập đưa tay cho quen dần với các con chữ. Các bậc phụ huynh nên chọn bảng có ô ly rõ đậm để bé dễ viết, khi mua phấn viết bảng phụ huynh nên mua phấn không bụi vì loại phấn này có ưu điểm viên nhỏ mềm và viết nét thanh nét đậm không xước bảng khi viết. Bút chì: Các bậc phụ huynh nên cho bé viết bút chì khi mới tập viết vì nó nhẹ nên rất dễ trong việc đưa bút, bút chì cũng rất dễ dàng tẩy xóa nếu bé viết sai. Hiện nay loại bút thông dụng nhất để tập viết là bút chì 2B và bút HB Tập vở: Để tập viết nên chọn vở 4 ô ly. Tập vở này sẽ giúp bé viết đúng bé viết độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Lưu ý là nên chọn loại tập vở rõ các ô ly và đường kẻ. Ngoài ra nên chọn tập vở có giấy dày để khi bé tẩy không bị rách. Tẩy: Tâm lí của các bé là thường thích các loại cục tẩy xanh đỏ tím vàng và các cục tẩy có hình hoạt hình ngộ nghĩnh. Nhưng các phụ huynh lưu ý là những cục tẩy đó sẽ làm bé mải mê với cục tẩy mà không chuyên tâm vào tập viết. Các phụ huynh nên chọn tẩy màu trắng vì nó tẩy rất sạch và không làm trẻ phân tâm. Bút luyện chữ: Khi bé đã viết thành thạo ổn định các con chữ thì các phụ huynh nên cho bé viết bút mực luyện chữ. Khi chọn bút luyện chữ cho bé nên chọn các loại bút có nét nhỏ và kiểm tra kĩ hệ thống bơm mực cũng như nét viết trước khi mua. Ngoài thị trường có bán rất nhiều loại bút luyện chữ bạn nên chọn bút mài thầy ánh nó sẽ giúp giúp bé viết nhanh đẹp hơn và có nét thanh nét đậm. Mực viết: Khi chọn mua mực các phụ huynh nên mua mực màu xanh hoặc đen vì sẽ giúp bé viết đẹp hơn nó còn giúp bé quen với các con chữ trong sách giáo khoa. Đối với các em tiểu học tập viết hạn chế mua các mực màu đỏ hoặc tím. 🔸 3 – Cách Cầm Bút Việc đầu tiên của việc tập viết là phải dạy cho bé cách cầm bút, cầm bút đúng thì viết mới đúng và đẹp được. Nên trước tiên nên dạy cho bé cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa các ngón khác làm điểm đỡ. Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. 🔸 4 – Tư thế ngồi viết Nếu ngồi đúng tư thế các bé sẽ viết đẹp hơn, không bị mỏi khi viết và tập cho trẻ ngồi đúng tư thế sẽ giúp bé không bị các bệnh về xương sống và thị lực. Cách ngồi đúng: Vị trí bàn ngang, gần ngực nhưng không chạm hẳn vào ngực. Chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi. Lưng thẳng Vòng tay rộng mở thoải mái, cái tay, cổ tay đặt trên bàn. Không bị vướng bởi sách vở, thước kẻ hay bất cứ vật dụng gì. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay. Khi viết khoảng cách giữa mắt với tập vở là 30cm. 🔸 5 – Cách luyện chữ Muốn dạy con luyện chữ thì các bậc phụ huynh nên ngồi xuống và luyện chữ cùng con. Phụ huynh có thể ngồi bên cạnh con và hướng dẫn con viết, viết mẫu cho con một số chữ để bé nhìn vào và bắt chước chữ nếu bé viết chưa được hãy cầm tay bé và đưa tay cho bé để bé quen dần. Nên luyện cho bé viết thành thạo các nét chữ cơ bản rồi mới luyện các nét chữ khó hơn. 🔸 6 – Không nên tạo áp lực cho con Ở lứa tuổi này tâm lí của các bé nhạy cảm, các em rất hứng thú và thích tìm tòi cái mới. Nhưng cái bé lại không thích bị người lớn bắt phải làm cái này phải làm cái kia. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy dạy bảo bé từ từ từng cái một không nên làm cho bé áp lực và từ đó sẽ tạo cho bé tâm lí lo lắng. Bạn hãy dùng những lời động viên. Phụ huynh hãy ngồi bên cạnh bé khi bé viết sai đừng nên có những hành động trừng mắt hay đánh bé mà hãy xoa đầu bé và nói lần sau phải cố gắng để không bị sai và đẹp hơn. – Bình an và hạnh phúc – ____________________ TRUNG TÂM KỸ NĂNG TƯƠNG LAI VIỆT Xây dựng “những bước đi đầu đời” cho trẻ [A] 13A, đường 25, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM [T] 0916 5678 59 – 028 2253 4945