Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nên cho bé ăn dặm thời điểm nào

Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặmĂn dặm là giai đoạn thể hiện sự chuyển đổi về chế độ ăn của bé. Chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang tập ăn thức ăn. Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do vậy, Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? là thắc mắc c

Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm Ăn dặm là giai đoạn thể hiện sự chuyển đổi về chế độ ăn của bé. Chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang tập ăn thức ăn. Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do vậy, Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? là thắc mắc của không ít bố, mẹ. Vì sao phải cho bé ăn dặm? Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao, sữa mẹ lúc này không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần được ăn dặm để bố sung dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, việc bố trí người chăm sóc, cho bé ăn dặm là vô cùng cần thiết Bé ăn dặm đúng thời điểm Nội dung bài viết   Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất ? Tùy vào điều kiện, mà bố, mẹ thường cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Hầu hết các bé có sự phát triển ổn định về sinh lý vào trong giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi. Do đó với những bé chỉ mới 3, 4 hoặc 5 tháng tuổi thì các mẹ chưa nên cho bé ăn dặm. Trừ trường hợp bất đắc dĩ. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột. Vì lúc này thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch . Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do lúc này bé chỉ hấp thu tốt nhất những loại thức ăn dạng lỏng, như sữa mẹ. Khi bé bước sang tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm. Nhưng phải kèm theo các điều kiện như: bé biết giữ đầu thẳng, có thể tự ngồi, tăng khối lượng gấp đôi cơ thể khi mới sinh… Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm. Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì sữa mẹ là  nguồn thực phẩm hết sức bổ dưỡng và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú mẹ. Với các trẻ này, tốt nhất nên cho ăn dặm từ từ, tránh thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm. Cho bé ăn dặm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quy luật cung cầu, làm giảm lượng sữa mẹ. Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm. Cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần. Lượng Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, cũng cần tăng dần số bữa. Bắt đầu bằng một/ ngày, sau đó cứ 2 tháng tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa/ ngày. Ví dụ, bé 6 tháng ăn 1 bữa bột/ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột/ngày. Khi lượng ăn tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.