Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sự thật về việc trẻ sơ sinh vặn mình khi có lông măng!!!!

Trong giai đoạn từ 1 – 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh hay có hiện tượng vặn mình uốn cong người lên. Theo kinh nghiệm dân gian lý giải hiện tượng này là do lớp lông măng đằng sau lưng khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy. Tuy nhiên, liệu quan niệm này có chính xác? Hãy cùng chúng tôi tham khảo và giải đáp tron

Trong giai đoạn từ 1 – 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh hay có hiện tượng vặn mình uốn cong người lên. Theo kinh nghiệm dân gian lý giải hiện tượng này là do lớp lông măng đằng sau lưng khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy. Tuy nhiên, liệu quan niệm này có chính xác? Hãy cùng chúng tôi tham khảo và giải đáp trong bài viết dưới đây nhé! Theo bác sĩ giải thích thì trẻ sơ sinh vặn mình hay uốn éo người là hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên, để lý giải cho hiện tượng này người ta lại nghĩ ra là do lớp lông măng mềm ở sau lưng của bé gây ra. Vậy điều này có đúng không? Lớp lông măng có tác dụng gì? Một số trẻ sơ sinh khi sinh ra đã có một lớp lông măng khá dày trên khắp người cả ở phần mặt và lưng. Đây là lớp lông thường được mọc ra và rụng dần trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lông măng mềm mại và có thể mang màu sắc khác nhau tùy theo từng chủng tộc. Lớp lông măng này dường như vô hại và được xem là có những tác dụng như sau: – Giữ ấm: Bào thai chưa có lớp mỡ dưới da cho tới vài tháng cuối của thai kỳ, nên lớp lông măng này giúp giữ trẻ ấm áp hơn trong tử cung. Động vật ở vùng lạnh thường nhiều lông là vậy. – Bảo vệ da: Trẻ sơ sinh khi trong bụng mẹ phải ngâm trong dịch ối 24/7 trong suốt 9 tháng, điều này có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể trẻ và lớp da rất mong manh kia. Lớp chất gây trắng (vernix) như sáp bao bọc bên ngoài cơ thể là để bảo vệ trẻ trong bào thai, và chất gây trắng này cần lớp lông măng để giữ chúng trên lớp da. Điều này giống như bêtông cần hỗn hợp ximăng lỏng (chất gây) và khung thép (lông măng) vậy. Gần tới 40 tuần, chất gây và lông măng sẽ ngày càng giảm, sự bảo vệ da ngày càng kém, cho nên những trẻ sinh già tháng có lớp da khô queo, nhăn nheo như ông già là vì vậy. – Kích thích sự tăng trưởng và phát triển: Một số nghiên cứu cho thấy sự di động của lông măng trong dịch ối có thể có vai trò giảm stress và kích thích tăng trưởng. Dù nhiều hay ít thì lông măng không làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Và loại lông măng này sẽ tạm biệt trẻ rất nhanh. Bố mẹ không cần làm gì nó cũng tự rụng. Nguyên nhân thực chất khiến trẻ ngủ hay vặn mình Về lý do khiến cho trẻ sơ sinh ngủ hay động đậy, vặn mình đó là do đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Khoảng 60% thời gian ngủ của trẻ là ở trạng thái ngủ đông. Nên trong suốt quá trình ngủ bé sẽ vặn mình, đổi tư thế, nhăn mặt…Lúc này chính là lúc não bộ của bé phát triển mạnh nhất. Theo thời gian, ngủ động sẽ giảm xuống còn 20% thời gian giấc ngủ. Bé sẽ ngủ thẳng giấc và không còn bị các cơn vặn mình làm phiền nữa. Do đó, các bạn cần lưu ý khi con vặn mình nhiều không cần bổ sung canxi hay triệt lông măng của bé. Vì thậm chí việc tẩy lông măng còn rất nguy hiểm dẫn đến nhiễm khuẩn và có khả năng làm cho da tổn thương. Còn trường hợp bé khóc nhiều hay khó chịu nhiều ta có thể loại bỏ lông măng 1 cách an toàn bằng cách sau: 1)    Loại lông măng bằng  1 nắm cơm nếp lăn đều trên các vùng da của bé, lăn kỹ để lông măng dính hết vào cục cơm nếp. cục cơm nếp nên nắm  chặt để cơm nếp không dính vào da bé. 2)    Sau khi tẩy lông, tắm cho bé bằng nước tắm đa năng BÀ VÂN . 3)    Bôi kem đa năng BÀ VÂN  toàn thân để ngăn ngừa viêm da. Hiệu quả có ngay trong lần đầu tiên sử dụng!