Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chủ Đề:Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Phải Làm Sao

 Ở trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn rất nhiều so với người lớn. Do đó, ho là triệu chứng thường hay gặp khi thời tiết chuyển mùa.Và thường những cơn ho như thế kéo dài một tuần, hai tuần thậm chí cả tháng nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và chữa trị cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ho

  Ở trẻ sơ sinh khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn rất nhiều so với người lớn. Do đó, ho là triệu chứng thường hay gặp khi thời tiết chuyển mùa.Và thường những cơn ho như thế kéo dài một tuần, hai tuần thậm chí cả tháng nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và chữa trị cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?Bài viết dưới đây Mẹ Việt sẽ giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc trên. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của những bệnh lý khác. Ho là phản xạ cần thiết để giữ sạch đường dẫn khí tống các dị vật và chất bẩn ra ngoài. Khi đường thở trong phổi bị kích thích, cơ thể sẽ có phản ứng tự động là ho. Đường thở trong phổi bị kích thích bởi một số yếu tố như có nhiều chất tiết, đàm, nhiễm trùng, các chất khí kích thích, các dị nguyên. -Do thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là mưa nhiều. -Do dị ứng với khói thuốc lá hay khói bụi.  -Đồng thời khi trẻ sốt do mọc răng cũng có thể khiến trẻ bị ho. -Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém hơn người lớn nhiều nên khi ho thường kèm theo hắt hơi và sổ mũi. Vì vậy, khi ho kéo dài quá lâu khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu dần. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe bé suy giảm, nguy cơ bị viêm đường hô hấp rất cao. -Do đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé rất quan trọng thông qua việc mẹ nên ăn gì khi trẻ bị ho để cải thiện sức khỏe của bé. Cách phân biệt các loại ho thông thường ở trẻ sơ sinh Trẻ bị ho phần lớn là do bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra các cơn ho. -Hen suyễn: Cơ ho trẻ dai dẳng, kéo dài kèm theo tiếng rít, tiếng khò khè từ 10 ngày trở lên. Tình trạng bệnh của trẻ càng tệ hơn vào ban đêm, khi tiết trời lạnh hay bụi bẩn. -Viêm tiểu phế quản: Khi phát hiện trẻ ho có đờm, hơi thở nhanh, nông, và khó khăn, rất có thể trẻ nhà bạn mắc viêm tiểu phế quản. -Cảm lạnh: Khi phát hiện bé nhà bạn ho có đờm, sặc có nước bọt, hơi thở không khô song trẻ lại thở nhanh cả ngày lẫn đêm thì có thể trẻ bị cảm lạnh. -Viêm tắc thanh quản: Khi nhận thấy bé ho lớn, nghe tiếng hơi chói tai, khô, thường ho vào buổi đêm thì đây là những triệu chứng của viêm tắc thanh quản. -Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản, trẻ thường ho khàn, ho khò khè, tiếng ho ngắn, đứt quảng, thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn. -Ho gà: Trẻ ho khan, khô, ho nhanh và nhiều, khi hít vào cũng nghe the thé như tiếng gà thì rất có thể trẻ bị ho gà.  Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho -Không đưa trẻ đến những nơi công cộng, nơi tập trung đông người. - Không đưa trẻ ra ngoài tránh gió vì như thế bệnh sẽ nặng hơn -Không để trẻ nằm trong phòng có điều hào hay có quạt thốc thẳng vào người bé. Cho bé bú nhiều hơn +Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh.Trong sữa có chứa chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, bé có thể tự mình chống chọi bệnh mà không cần đến thuốc kháng sinh. +Cho bé bú nhiều hơn Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ hãy tăng cường số lần bú của bé trong ngày bằng cách chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bé bú. Sữa mẹ sẽ giúp bé nhanh chóng tan đờm trong cổ họng, hạn chế được những cơn ho dai dẵng. Theo dõi nhiệt độ của bé. Khi trẻ bị ho, bạn cần theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 – 3 tiếng một lần để xác định được nguyên nhân trẻ ho do cảm hay sốt.  -Hút mũi,họng cho trẻ. +Cách đơn giản và an toàn để giúp trẻ chấm dứt các triệu chứng ho, đờm, nghẹt mũi đó là sử dụng ống hút mũi để hít dịch đờm ra khỏi mũi của trẻ sơ sinh +Hoặc các mẹ nhỏ nước muối sinh lý. Cứ khoảng 2-3 tiếng nhỏ 1 lần để dịch nhờn loãng ra, việc hô hấp của bé được dẽ dàng, cũng giống như việc mẹ hút dịch đờm ra khỏi cơ thể cho trẻ.  Kê cao gối khi bé ngủ. Để trẻ dễ ngủ hơn khi đang bị ho, đờm thì mẹ hãy nâng cao gối hơn khi bé ngủ bằng cách đặt thêm chăn, gối dưới đệm. Không nên đặt đầu bé trực tiếp lên gối vì cách này sẽ khiến cho việc hô hấp của trẻ khó khăn hơn, bé ho nhiều hơn. Cho trẻ  ăn, bú, uống đủ nước +Ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau)  – Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều. Nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ; sữa chua, khoai lang, hoa quả có múi như cam, quýt, bưởi để tăng sức đề kháng. Xông hơi kết hợp với massage +Trong môi trường hanh khô, trẻ sẽ dễ khó thở và mắc những bệnh về đường hô hấp. Do vậy, để giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không bị ho, các bà mẹ hãy tắm xông hơi cho tẻ khoảng 15-20 phút mỗi ngày. Sau 5 phút, các bà mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài khoảng từ 1 - 2 phút rồi hẵng cho trẻ vào tắm tiếp. +Ngoài ra, sử dụng nước ấm pha với gừng sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Gừng giúp làm ấm cơ thể, xoa dịu đi cơn ho của bé. Những động tác massage tại vùng lưng, lồng ngực sau khi tắm sẽ giúp cho trẻ tốt hơn, khỏe hơn. Các mẹ đọc thêm bài viết Cách Chữa Ho Có Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Mẹ