Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Ăn vạ ở lứa tuổi mẫu giáo: Nguyên nhân và cách giải quyết

Trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi thường có những biểu hiện ăn vạ, cáu gắt, khóc đòi hỏi. Vậy đâu là nguyên nhân và các mẹ cần phải làm gì nếu trẻ có những biểu hiện trên?

Trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi thường có những biểu hiện ăn vạ, cáu gắt, khóc đòi hỏi. Vậy đâu là nguyên nhân và các mẹ cần phải làm gì nếu trẻ có những biểu hiện trên?   Tại sao trẻ mẫu giáo lại hay ăn vạ? Một cơn tức giận cáu gắt cũng giống như một cơn bão mùa hè - đột ngột và đôi khi bùng lên dữ dội. Chỉ một phút thôi, bạn và con bạn đang thưởng thức bữa tối trong một nhà hàng, và ngay lập tức bé thút thít mếu máo, và sau đó la hét đòi về nhà bằng được. Rất may, tần suất của cơn tức giận có thể ít hơn trong những năm học mầm non so với lúc bé 2 tuổi. Nhưng khi những cơn tức giận xảy ra, chúng càng khó đối phó hơn bao giờ hết. Và như nhiều bậc cha mẹ đã chứng minh, cơn tức giận có thể tiếp tục bùng phát vào những năm cắp sách tới trường sau đó. Mặc dù bạn có thể lo lắng những cơn tức giận là dấu hiệu của sự khó tính, hãy bình tĩnh - ở tuổi này, cáu gắt là điều rất bình thường. Nó không hẳn là con bạn đang nổi cơn tam bành để giở trò thu hút sự chú ý. Nhiều khả năng, trẻ đang gặp khủng hoảng và phản ứng lại với tình trạng hiện tại của bé hoặc vì một điều gì khác đang gây khó chịu cho bé. Ví dụ như con bạn mới xem hình ảnh một con quái vật đáng sợ vào buổi chiều. Điều này có thể khiến cô bé không kiểm soát được cảm xúc, mặc dù trẻ có thể không thể hiện ra ngay lập tức. Khi bạn cho bé đi ngủ vài giờ sau đó, bé dễ dàng cáu gắt vì nó liên quan đến sự việc sợ hãi trước đó.   Phải làm gì khi trẻ mẫu giáo hay ăn vạ?  Đừng làm mất đi “thần thái” nhé! Bạn có thể giận quá mà đi ra khỏi phòng, nhưng đừng làm cho con bạn cảm thấy bị bỏ rơi. Con bạn cảm nhận được cơn thịnh nộ của bạn và dẫn đến sợ hãi, lúc đó con cần biết là bạn vẫn đang ở gần cạnh. Khi con bạn bị cuốn vào cơn tức giận, trẻ không thể lắng nghe lý do, nên  trẻ sẽ phản ứng rất tiêu cực - la hét hoặc đe dọa. Thay vì để con bạn ăn vạ, hãy tập trung để tránh la hét và lặng lẽ đi đến chỗ trẻ. Nếu con không giãy giụa nhiều, hãy bế con lên và giữ con một lúc. Rất có thể trẻ sẽ thấy sự an ủi của bạn và sẽ bình tĩnh nhanh hơn.   Đừng quên rằng bạn là người lớn! Bất kể cơn cáu gắt kéo dài bao lâu, không được phép thỏa hiệp với trẻ. Việc nhượng bộ sẽ dạy trẻ rằng cáu gắt cũng là một cách để đạt được thứ mà trẻ muốn và sẽ dẫn tới những hệ lụy hành vi xấu sau này. Để sau hẵng nói chuyện! Khi cơn bão đi qua, hãy ôm chặt con và nói về những gì đã xảy ra. Dùng lời lẽ đơn giản, nhẹ nhàng, nhắc đến sự thất vọng của mình, và giúp con biến cảm xúc của mình thành lời chứ không phải nước mắt hay cáu gắt. Nói chuyện trong lúc cả mẹ và con đang mất bình tĩnh chỉ khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn thôi. Theo dõi các dấu hiệu quá căng thẳng: Mặc dù dấu hiệu cáu gắt thường ngày là chuyện rất bình thường, nhưng bạn hãy nghĩ xa hơn, đề phòng vấn đề nghiêm trọng khác đang tích tụ và lớn dần lên. Gia đình bạn đang có biến động? Gần đây bạn có quá bận không? Có sự căng thẳng nào khác trong mối quan hệ gia đình và công việc không? Tất cả những điều này đều có thể là tác nhân châm ngòi cho các cơn cáu gắt. Nếu như trẻ vẫn tiếp tục có những cơn cáu gắt nghiêm trọng hơn, xảy ra thường xuyên hơn, mà bạn cảm thấy không thể tự xử lý được nữa, hãy gọi cho bác sĩ tâm lý nhé!