Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách giúp trẻ em đối phó với sự sợ hãi ma quỷ và bóng tối

Nỗi sợ hãi là một phần không thể tránh khỏi khi còn là một đứa trẻ. Con bạn có thể sợ ma, sợ bóng tối, sợ con gì đó vô hình dưới gầm giường…Tất cả nỗi sợ hãi này là điều dĩ nhiên với một đứa trẻ, nhưng làm thế nào chúng ta có thể giúp chúng vượt qua những nỗi sợ hãi này?

Một trong những khoảnh khắc bất lực và bực bội nhất khi làm cha mẹ là khi con cái chúng ta có những nỗi sợ phi lý, khi trẻ không thể thực hiện một mình nếu thiếu sự trợ giúp của cha mẹ. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi là một phần không thể tránh khỏi khi còn là một đứa trẻ. Con bạn có thể sợ ma, sợ bóng tối, sợ con gì đó vô hình dưới gầm giường…Tất cả nỗi sợ hãi này là điều dĩ nhiên với một đứa trẻ, nhưng làm thế nào chúng ta có thể giúp chúng vượt qua những nỗi sợ hãi này? Giúp đỡ một đứa trẻ sợ bóng tối Cũng như những nỗi sợ hãi khác, điều quan trọng là phải xử lý nỗi sợ bóng tối của một đứa trẻ bằng sự cảm thông và hiểu biết. Đừng chế giễu hay gạt bỏ cảm xúc của con bạn, hoặc trở nên thất vọng và tức giận. Bước đầu tiên trong việc giúp con bạn vượt qua nỗi sợ phi lý của chúng là chấp nhận cảm xúc của chúng như thật và phản ứng lại với chúng một cách nhạy cảm. Cha mẹ có thể giúp con thoát khỏi nỗi sợ hãi bóng tối bằng các cách sau: •    Yêu cầu con nói về nỗi sợ hãi của chúng và chính xác điều gì khiến chúng sợ hãi? •    Cho con bạn thấy bạn hiểu nỗi sợ hãi của chúng, mặc dù con không cần phải nói. •    Trấn an con rằng con an toàn; giải thích không có những thứ như ma quỷ. •    Đừng cố trấn an con bạn bằng cách kiểm tra trong tủ hoặc dưới giường vì điều này có thể gợi ý cho trẻ rằng bạn tin rằng quái vật có thể ở đó. •    Nếu con bạn sợ bóng tối vì khả năng có kẻ xâm nhập, hãy cho con biết các biện pháp an xung quanh nhà, chẳng hạn như khóa cửa. Tuy nhiên, không bao giờ khóa chặn trong khi mọi người đang ở trong nhà, vì nó có thể chặn lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác. •    Hỏi con bạn những gợi ý về những gì sẽ làm cho chúng cảm thấy an toàn hơn. Ví dụ, sẽ cảm thấy tốt hơn nếu con mang một món đồ chơi đặc biệt hoặc gấu bông lên giường hoặc để đèn ngủ •    Tìm hiểu xem nỗi sợ bóng tối của con đến từ những lo lắng khác. Ví dụ, một số trẻ có thể sợ cha mẹ ly thân hoặc chết, và sự lo lắng này trở nên tồi tệ hơn khi chúng ở một mình trong bóng tối. Nói chuyện với con của bạn một cách trung thực về các vấn đề như vậy. Đừng đối phó với nỗi sợ hãi của chính bạn Một phụ huynh quá sợ hãi sẽ tạo ra một đứa trẻ quá sợ hãi. Nếu bạn sợ chó, cao, ma, v.v., rất có thể con bạn cũng sẽ như vậy. Nếu bạn biết bạn có một nỗi sợ phi lý đang giới hạn bản thân mình, là cha mẹ, bạn nợ chính mình cũng như cho khó có thể làm giảm nỗi sợ hãi cho con. Công nhận nỗi sợ hãi của con Hãy nhận ra rằng nỗi sợ hãi của con bạn là có thật, ngay cả khi bạn nghĩ nó không hợp lý. Xác thực cảm xúc của con bạn bằng cách thừa nhận nỗi sợ hãi. Điều này cho con biết rằng bạn đang ở trong góc độ của chúng và rằng bạn sẽ giúp chúng. Điều này sẽ làm giảm sự sợ hãi và lo lắng của con xuống phần nào. Đừng bao giờ coi thường một đứa trẻ vì sợ hãi Nếu đứa trẻ bị coi thường chỉ vì sợ hãi sẽ làm đứa trẻ trở nên xấu hổ và bế tắc, khi phải đối phó với sự sợ hãi vào các lần tới sẽ khiến chúng trở nên hoảng loạn. Điều quan trọng là cha mẹ xem nỗi sợ hãi là một cơ hội quan trọng cho việc dạy học, chứ không phải là một lỗ hổng của tính cách. Có thể quan quan tâm: Vì sao trẻ em dễ dàng ‘‘nhìn thấy ma’’ hơn người lớn? Hãy kiên nhẫn Đừng ép con bạn đối mặt với nỗi sợ hãi của chúng trước khi chúng sẵn sàng. Hãy nhớ rằng, trong khi nỗi sợ hãi có thể hoàn toàn làm chính bạn bối rối, thì nó càng đáng sợ với trẻ em. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn, đồng cảm và để họ đối mặt với nỗi sợ hãi của chính họ theo tốc độ của riêng họ. Củng cố hành vi tích cực và khen ngợi sự gan dạ Khi bạn huấn luyện con các bước nhỏ để vượt qua nỗi sợ hãi, hãy khen ngợi chúng về từng thành tích. Bất cứ khi nào con vượt qua, chẳng hạn như không nhảy ra khỏi giường, hãy khen thưởng cho con. Một đứa trẻ sợ hãi quá mức có thể bị cản trở cuộc sống và vui chơi hàng ngày của chúng. Nếu con bạn là một trong những đứa trẻ bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, thì sự kiên nhẫn của ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc từng bước giúp con vượt qua sự sợ hãi này.