Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Em bé 3 tháng tuổi phát triển thế nào là bình thường và khi nào cần quan tâm?

Ba tháng đầu đánh dấu một mốc phát triển mới, đây là một thời thú vị với em bé sơ sinh. Em bé của bạn sẽ có một diện mạo mới và đạt được nhiều kỹ năng thú vị trong tháng này, điển hình như việc em bé tìm thấy và tò mò về tay của mình, mỉm cười nhiều hơn và thời gian ngủ nhiều hơn.

Ba tháng đầu đánh dấu một mốc phát triển mới, đây là một thời thú vị với em bé sơ sinh. Em bé của bạn sẽ có một diện mạo mới và đạt được nhiều kỹ năng thú vị trong tháng này, điển hình như việc em bé tìm thấy và tò mò về tay của mình, mỉm cười nhiều hơn và thời gian ngủ nhiều hơn.    Các cột mốc quan trọng cho em bé 3 tháng tuổi là: •    Kiểm soát đầu thẳng đứng tốt hơn trong khi được hỗ trợ ngồi •    Theo dõi một khuôn mặt hoặc đồ chơi được giữ trước mặt bé •    Giữ và khám phá bàn tay và chơi với ngón tay •    Tham gia vào các cuộc trò chuyện hay còn gọi là bắt đầu biết ‘‘hóng chuyện’’ Bé cũng có thể sẽ: •    Đá từ chân bên này sang bên kia và cong chân ngược lên khi nằm •    Mỉm cười và quen thuộc với một bài hát thường được nghe •    Thể hiện sự phấn khích và tò mò •    Nâng đầu và ngực và cơ tay nếu đặt trong tư thế nằm sấp •    Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia để xác định nguồn âm thanh Giấc ngủ của em bé 3 tháng tuổi Hệ thống thần kinh của em bé 3 tháng tuổi đang trưởng thành và dạ dày của bé có thể chứa nhiều sữa hơn. Những thay đổi đó sẽ cho phép em bé ngủ trong sáu hoặc bảy giờ mỗi lần, điều này đồng thời khiến người mẹ ít phải dậy đêm hơn trước đây. Thị lực của em bé 3 tháng tuổi Mặc dù em bé vẫn không có bất kỳ nhận thức sâu sắc nào (chúng không thể phán đoán được khoảng cách xa hay vật thể ở gần), nhưng khả năng nhìn của chúng được cải thiện, chúng có thể nhận ra các vật thể cách xa 8 đến 15 inch rất rõ ràng. Bạn có thể giúp phát triển sự phối hợp tay và mắt của bé bằng cách đưa ra một món đồ chơi để xem bé có nắm được không. Phát triển về thể chất đối với bé 3 tháng tuổi Nếu như những phản xạ bẩm sinh như giật mình của trước đây bé thường thể hiện, thì bây giờ những phản xạ này sẽ mờ dần hoặc mất đi. Bạn còn có thể nhận thấy em bé vẫy tay và đá chân nhiệt tình. Và, nếu bạn giữ để bé với tư thế nằm sấp với hai chân chạm sàn, chắc chắn bé sẽ cố gắng đẩy chân xuống ngay bây giờ.  Em bé của bạn cũng có thể đưa cả hai tay vào nhau, mở nắm đấm và chơi bằng ngón tay. Bé thậm chí có thể sử dụng một nắm tay kín để chạm vào đồ chơi lủng lẳng. Em bé của bạn bắt đầu cứng cổ hơn 1 chút xíu, bé sẽ có thể ngẩng đầu lên ở góc 90 độ bắt đầu từ 12 tuần. Trong thời gian nằm sấp, bé sẽ bắt đầu nâng thân mình lên bằng cánh tay. Chẳng hạn, khi bạn bế bé lên đùi, chúng sẽ có thể ngồi dậy và giữ đầu khá ổn định. Mỉm cười nhiều hơn Khi được ba tháng tuổi, em bé sẽ biết rằng mẹ thật đặc biệt và quen thuộc, em bé chắn chắn sẽ nhận ra mùi hương của mẹ. Em bé có lẽ vẫn sẽ cười với người lạ, đặc biệt là khi họ nhìn thẳng vào mắt bé và nói chuyện với bé. Nhưng bé bắt đầu biết phân loại ai là người trong cuộc đời bé, và bé chắc chắn sẽ có những phản ứng riêng với những người yêu thích. Mút ngón tay Đây là thời điểm mà nhiều bé khám phá ra tay của chúng, nhiều bé bắt đầu mút ngón tay cái hoặc ngón tay trong khoảng thời gian này. Khi 3 tháng tuổi, bé có thể giữ tay gần miệng ổn định hơn và chúng có thể bị mê hoặc say sưa khi nhai ngón tay hoặc tìm thấy sự thoải mái khi mút tay. Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé 3 tháng tuổi Đến tháng thứ ba, khóc không còn là phương thức giao tiếp chính của bé. Trên thực tế, trẻ 3 tháng tuổi nên khóc không quá một giờ mỗi ngày. Thay vì khóc, em bé của bạn bắt đầu giao tiếp theo những cách khác, chẳng hạn như dỗ dành và tạo ra các âm thanh ví dụ ‘‘ồ’’ và ‘‘a’’ sẽ thu hút cô/cậu bạn nhỏ của bạn vào cuộc trò chuyện. Con bạn sẽ lắng nghe âm thanh của giọng nói và xem biểu cảm khuôn mặt khi bạn nói. Cuối cùng, bé sẽ bắt đầu hình thành âm thanh của riêng mình và làm những cử chỉ của riêng mình. Nói chuyện với bé cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết với bé. Khi nào mẹ cần quan tâm ở em bé ba tháng tuổi? Là cha mẹ mới, chắc chắn bạn rất quan tâm và tò mò về mốc phát triển của con yêu. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là các cột mốc khác nhau đối với mỗi em bé, các bé không hoàn toàn giống nhau, đặc những em bé sinh non. Chỉ vì em bé của bạn chưa đạt được một cột mốc cụ thể không nhất thiết có nghĩa là có gì đó không ổn, nhưng nếu bạn lo lắng, hãy lưu ý nên cho bé gặp bác sĩ khoa nhi đặc biệt nếu bé: •    Ăn không tốt hoặc dường như không tăng cân •    Không thể tập trung mắt hoặc vẫn lác mắt thường xuyên •    Không phản ứng với tiếng ồn hoặc không mỉm cười Mẹ cần lưu ý những gì? Một số điều mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này như: •    Em bé mình đã tiêm chủng những loại vắc – xin nào? •    Em bé có tăng cân hay không? •    Thính giác và thị giác của bé có bình thường hay không? Khi được 3 tháng tuổi, em bé của bạn có thể bắt đầu ngủ suốt đêm, điều đó có nghĩa là cả mẹ và bé có thể có những giấc ngủ kéo dài hơn. Nếu em bé của bạn là một đứa thích mút ngón tay, thì không có lý do gì để lo lắng ngay bây giờ, đây là thời điểm bé thích thú với việc mút tay và tự an ủi cũng như làm dịu bản thân bằng việc mút tay.