Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hướng dẫn dạy con những tư duy tiết kiệm ngay từ nhỏ

Tiết kiệm tiền là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xây dựng sự giàu có và có một nền tảng tài chính an toàn. Tiết kiệm tiền, là thói quen mà cha mẹ có thể dạy con ngay từ nhỏ.

Tiết kiệm tiền là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xây dựng sự giàu có và có một nền tảng tài chính an toàn. Tiết kiệm tiền, là thói quen mà cha mẹ có thể dạy con ngay từ nhỏ. Mặc dù, tiết kiệm tiền là một thói quen có thể mất thời gian để xây dựng và thậm chí một số người trưởng thành vẫn chưa thành thạo. Thế nên, bước đầu tiên trong việc dạy trẻ giá trị của việc tiết kiệm, là giúp chúng phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Trẻ em có thể học được tầm quan trọng của việc sống trong khả năng của mình, đây là một trong những nguyên lý cơ bản của tiết kiệm. Tiết kiệm, không chỉ giúp con cái biết cách chi tiêu hơn, mà còn hình thành ý tưởng kiếm tiền lớn. Dưới đây là các bước giúp ba mẹ dạy con mình hình thành thói tiết kiệm BẮT ĐẦU VỚI MỘT NGÂN HÀNG HEO Mục tiêu tiết kiệm tuyệt vời bắt đầu với 1 con heo đất, nói với con bạn rằng mục tiêu là lấp đầy con heo đất cho đến khi không còn chỗ. Giải thích với con rằng ngân hàng heo là để tiết kiệm tiền cho tương lai và càng tiết kiệm, tiền của họ sẽ càng tăng. THẢO LUẬN VỀ MONG MUỐN & NHU CẦU Bước đầu tiên trong việc dạy trẻ giá trị của việc tiết kiệm là giúp chúng phân biệt giữa MONG MUỐN và NHU CẦU. Giải thích rằng các NHU CẦU bao gồm những điều cơ bản phải có để tồn tại, chẳng hạn như thực phẩm, nước, nơi ở và quần áo. MUỐN là tất cả các tính năng bổ sung và đôi khi cần nói ‘’không’’ với nó. Điều này giúp con hiểu được cái gì là thứ thực sự cần thiết, cái thứ là thứ ưu tiên khi cần dùng tiền để mua. ĐẶT MỤC TIÊU TIẾT KIỆM Nếu khi trẻ nói rằng chúng muốn mua một món đồ với một giá cụ thể, ví dụ là 200.000. Bạn hãy cho trẻ đặt mục tiêu bằng cách mỗi tuần cho con 10.000, hãy giúp trẻ tìm ra sẽ mất bao lâu để đạt được mục tiêu đó, dựa trên tỷ lệ tiết kiệm của chúng. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG Nếu trẻ lớn hơn, khi đã tiết kiệm đầy heo bạn có thể tiếp tục giúp con mở tài khoản ngân hàng và cho con đếm số tiền sẽ gửi đi. Bạn hãy giải thích rằng chỉ cần không động vào nó, số tiền sẽ gia tăng. TRẢ LÃI CHO TRẺ Nếu bạn chưa sẵn sàng mở tài khoản ngân hàng chung cho con, hãy tìm cách trả cho chúng lãi suất thị trường bằng số tiền chúng tiết kiệm được. Đây là một cách tuyệt vời để truyền đạt cho con bạn rằng một đồng tiết kiệm, thực sự là sẽ kiếm thêm được một đồng và sự tiết kiệm đó sẽ được đền đáp trong thời gian dài. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giới thiệu cho trẻ nhỏ về các khái niệm đầu tư phức tạp hơn, cách tính toán lãi suất phần trăm kết hợp với chương trình toán công trừ, nhân chia và phần trăm của một số mà trẻ có thể được học khi đi học. Trẻ sẽ tò mò, hứng thú với bài toán và sẽ tự tiềm hiểu xem bản thân chúng được lãi bao nhiêu. NÓI CHUYỆN VỚI CON VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆC TIẾT KIỆM Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm là bắt đầu một cuộc trò chuyện về tiền bạc và tầm quan trọng của việc tiết kiệm với con bạn. Đặt ra câu trả lời ví dụ như chúng ta có giàu không? Giả thiết, nếu một ngày thiếu tiền thì điều gì sẽ xảy ra. Sau đó nhấn mạnh các giá trị gia đình, chẳng hạn như làm việc chăm chỉ và chi tiêu có trách nhiệm. ĐÓNG VAI TRÒ LÀ MỘT CHỦ NỢ CỦA CON Một trong những nguyên lý cơ bản của tiết kiệm là không tiêu vượt quá khả năng của mình. Nếu con bạn có thứ gì đó muốn mua và thiếu kiên nhẫn trong việc tiết kiệm cho nó, việc trở thành chủ nợ của con bạn có thể giúp dạy giá trị của việc tiết kiệm. Chẳng hạn, nếu con bạn muốn mua một thứ gì đó có giá 200.000, bạn có thể cho vay tiền và yêu cầu thanh toán từ khoản trợ cấp bạn cung cấp, với lãi suất. Bài học để dạy con là tiết kiệm có nghĩa là trì hoãn sự mong muốn lâu hơn, nhưng điều con muốn mua sẽ không khiến con phải trả giá nhiều hơn nếu con chờ đợi nói. Trẻ em có thể học được tầm quan trọng của việc chi tiêu trong khả năng của mình, đây là một trong những nguyên lý cơ bản của tiết kiệm.