Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bệnh sởi bùng phát dịch, bố mẹ cần học ngay các biết cách nhận biết và điều trị cho con!

Vài tháng gần đây, bệnh sởi có dấu hiệu bùng phát dịch. Đối tượng nhiễm bệnh tuy nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở trẻ có độ tuổi nhỏ. Các mẹ đã biết cách nhận biết căn bệnh này và điều trị sao cho đúng chưa?

Vài tháng gần đây, bệnh sởi có dấu hiệu bùng phát dịch. Đối tượng nhiễm bệnh tuy nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở trẻ có độ tuổi nhỏ. Các mẹ đã biết cách nhận biết căn bệnh này và điều trị sao cho đúng chưa? 1. Bệnh sởi là gì? Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tên y học là Measles (Rubeola) do virus sởi hình cầu thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh này lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người bị bệnh qua việc hắt hơi hay ho. Thời gian lây nhiễm của bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, viêm long và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể gây ra viêm màng não dẫn đến tử vong. Đối tượng chủ yếu mặc bệnh lên đến gần 70% các ca nhiễm bệnh là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trong đó, nhóm dưới 1 tuổi có tỉ lệ lây bệnh cao nhất, đặc biệt với những trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ.   2. Triệu chứng và diễn biến bệnh sởi Sau khi xuất hiện với nguồn bệnh khoảng 10 – 12 ngày, trẻ bị lây nhiễm bệnh có các triệu chứng sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, mắt nhạy cảm với ảnh sáng, xuất hiện đốm Koplik trong miệng ở khu vực gò má (nốt nhỏ với trung tâm màu xanh trắng), cơ thể có đốm đỏ lớn, phẳng và chập vào nhau. Diễn biến của bệnh sởi điển hình thường có các giai đoạn sau: - Giai đoạn ủ bệnh: 10 đến 14 ngày - Giai đoạn khởi phát: 2 đến 4 ngày: Bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, có thể thấy hạt Koplik trên niêm mạc miệng - Giai đoạn toàn phát: 2 đến 5 ngày: Thông thường, sau khi sốt cao 3 đến 4 ngày, bệnh nhân sẽ phát ban xuất hiện từ sau tai, gáy, trán, mặt, cổ rồi dần lan đến phần thân mình, tứ chi, lòng bàn tay, gan bàn chân … Phát ban của sởi có màu đỏ hồng, dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Thân nhiệt sẽ giảm dần khi toàn thân xuất hiện nốt ban. - Giai đoạn hồi phục: Nốt ban nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong váy phấn sẫm màu. Bệnh không bị biến chứng có thể tự khỏi nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài 1 đến 2 tuần sau khi phát ban.   3. Các biến chứng của bệnh sởi - Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi - Biến chứng thần kinh: viêm não – viêm màng não – tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert) - Biến chứng đường tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, cam mã tấu, viêm ruột - Biến chứng tai mũi họng: viêm mũi bội nhiễm, viêm tai giữa, viêm tai – viêm tai xương chũm - Biến chứng do suy giảm miễn dịch   4. Điều trị bệnh sởi Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh và chăm sóc người bệnh: - Có thể hạ sốt cho bé bằng các phương pháp vật lý như cởi bớt đồ cho bé, chườm ấm khu vực trán, nách, bẹn …, uống thuốc hạ sốt (paracetamol). - Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi bé nôn nhiều, có nguy cơ mất nước, rồi loạn điện giải - Sử dụng thuốc ho, long đờm - Sát trùng mũi họng, nhỏ mắt bằng dung dịch Chloromycetin - Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm - Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng bệnh của bệnh nhân Khi mẹ thấy bé có dấu hiệu của bệnh sởi, cần cho bé đi khám ngay để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp với mức độ bệnh của bé. Bên cạnh đó, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm phòng sởi để giảm tỷ lệ mặc bệnh và tỷ lệ tử vong cho sởi. Khi trong gia đình có người mắc bệnh sởi, bé cần được cách ly với người bệnh và tăng cường tiệt trùng sát khuẩn để tránh nguy cơ lây nhiễm.