Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đoán được trẻ muốn gì thông qua dấu hiệu và các cử chỉ của ngón tay, đó là lợi ích khi dạy trẻ về ngôn ngữ ký hiệu ngón tay

Ngôn ngữ ký hiệu ngón tay của bé là một tập hợp các cử chỉ và động tác tay đơn giản, còn được gọi là dấu hiệu, tương ứng với các từ phổ biến bạn sử dụng với bé mỗi ngày. Đây là một công cụ hữu ích để tăng cường giao tiếp giữa phụ huynh và trẻ sơ sinh khi mà bé chưa thể nói chuyện bằng lời.

Thật khó để biết con mình đang muốn gì, bé thì la khóc, hét toáng lên trong khi cha mẹ thì cảm thấy bực bội không hiểu vì sao? Lúc này, ngôn ngữ ngón tay (ngôn ngữ ký hiệu) là một cách hiệu quả để giúp con bạn giao tiếp, cho phép đứa trẻ chưa biết nói của bạn thể hiện nhu cầu của mình trước khi bé biết sử dụng từ ngữ. Ngôn ngữ ký hiệu của bé là gì? Ngôn ngữ ký hiệu ngón tay của bé là một tập hợp các cử chỉ và động tác tay đơn giản, còn được gọi là dấu hiệu, tương ứng với các từ phổ biến bạn sử dụng với bé mỗi ngày. Đây là một công cụ hữu ích để tăng cường giao tiếp giữa phụ huynh và trẻ sơ sinh khi mà bé chưa thể nói chuyện bằng lời. Một số lợi ích khi bé biết dùng ký hiệu ngôn ngữ: •    Tăng khả năng giao tiếp của bé trước khi bé biết nói •    Bé sẽ bớt giận dữ hơn, vì qua thông điệp của mình bé nhận được sự đáp ứng •    Giảm bớt sự thất vọng cho cha mẹ, vì bạn có thể hiểu em bé muốn gì hoặc cần gì. •    Cung cấp cho bé một khởi đầu trong việc tiếp thu ngôn ngữ •    Tăng cường kỹ năng nhận thức của bé •    Tăng cường liên kết cha mẹ và em bé Khi nào bắt đầu dạy bé dùng ký hiệu ngôn ngữ? Bốn đến 6 tháng tuổi sẽ là thời điểm tốt để bắt đầu. Tuy nhiên, đừng mong đợi em bé của bạn thực sự bắt chước các dấu hiệu đó ngay cho đến khi bé được khoảng 6 đến 9 tháng tuổi. Nếu em bé của bạn được khoảng 8-9 tháng, bạn sẽ nhận thấy bé biết vẫy tay chào tạm biệt, hoặc chỉ vào những gì bé muốn. Đây là những cử chỉ mà bé học được qua việc xem và bắt chước từ người lớn. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi bé bắt đầu nhận ra rằng bản thân có thể sử dụng cử chỉ để giao tiếp với người xung quanh, bé sẽ học những cử chỉ này vô cùng nhanh chóng. Nếu như bạn có suy nghĩ dạy con mình dùng ký hiệu ngôn ngữ ngón tay, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn: Dạy trẻ từ khi còn rất sớm. Thời điểm mà bé quan tâm tích cực trong việc giao tiếp với ba mẹ là khoảng 8-9 tháng, và hầu hết các bé sẽ biết áp dụng nó vào khoảng từ từ 10 đến 14 tháng. Dạy những ký hiệu thực sự cần thiết. Chọn những dấu hiệu quan trọng, có ý nghĩa và hữu ích cho bé. Các dấu hiểu thể hiện nhu cầu hàng ngày của bé như đói khát và buồn ngủ. Thực hiện theo những ký hiệu của bé. Nhiều bé diễn đạt điều muốn nói theo cách riêng của chúng. Luôn luôn sử dụng các dấu hiệu của bé nghĩ ra sẽ có ý nghĩa hơn đối với bé. Sử dụng ký hiệu kết hợp lời nói cùng 1 lúc. Nói to thành tiếng để đảm bảo bé kết nối giữa ký hiệu và lời nói. Lặp lại các ký hiệu. Đảm bảo rằng các dấu hiệu của bạn là phù hợp và thường xuyên, bằng cách nhìn thấy cùng một dấu hiệu lặp đi lặp lại, bé sẽ học và bắt chước chúng nhanh hơn. Biết khi nào nên sử dụng hoặc không cần thiết. Việc dùng ký hiệu giống như tất cá các hình thức giao tiếp, nên phát triển một cách tự nhiên và theo nhịp độ riêng của một người, mà không có bất kỳ áp lực nào. Nếu em bé của bạn có vẻ bực bội vì các dấu hiệu, hãy kiên trì sử dụng chúng hoặc có dấu hiệu quá tải dấu hiệu, đừng ép buộc hoặc tập chung quá vào nó. Ý tưởng về dạy trẻ ký hiệu là để giảm bớt sự thất vọng cho cả bé và bạn, chứ không nhất thiết phải thêm nó vào chương trình nuôi dạy con của bạn. Những dấu hiệu cần thiết có thể dạy bé Ngủ: Hai tay chắp lại và đỡ đầu nghiêng. Đói: Xoa bụng Sữa: Bóp ngón tay vào và ra (giống như bạn đang bóp vú bò) Uống: Một bàn tay khum đặt vào miệng Thêm nữa: Lòng bàn tay hướng lên và sau đó cuộn tròn trong các ngón tay Tất cả đã xong: Bàn tay hướng lên, vặn tay qua lại Lên: Giơ tay lên Xuống: Lòng bàn tay úp xuống, với ngón trỏ chỉ xuống đất, rồi hạ tay xuống Mẹ: Chạm ngón tay cái vào cằm (lòng bàn tay mở, ngón tay hướng lên) Bố: Chạm ngón tay cái lên trán (lòng bàn tay mở, ngón tay hướng lên) Nhược điểm của ký hiệu ngôn ngữ ngón tay của bé? Bạn đã nhận được những lợi ích trong việc bé sử dụng ký hiệu ngôn ngữ bằng ngón tay. Vì bé có thể bắt đầu giao tiếp bằng cách sử dụng các dấu hiệu thay vì lời nói, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết bé có chậm nói ngôn ngữ không? Câu trả lời là không! Nếu em bé đang phát triển với một tốc độ lành mạnh, em bé chỉ cần bổ sung cho việc học của mình và cho bé một cách khác để thể hiện bản thân. Việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu giúp làm hẹp khoảng cách giao tiếp giữa mẹ và trẻ sơ sinh. Về lâu dài, các nghiên cứu khác chưa phát hiện ra sự khác biệt đáng kể hoặc lâu dài giữa trẻ học ngôn ngữ ký hiệu trẻ em và những trẻ không học ngôn ngữ ký hiệu. Vì vậy, nói chung, lợi ích của dấu hiệu em bé được coi là lý thuyết. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nó là một công cụ giúp trẻ thể hiện nhu cầu của mình và cách tương tác với những người xung quanh, khi mà trẻ chưa có khả năng biết dùng ngôn ngữ bằng lời.