Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trầm cảm và dấu hiệu của rối loạn tâm thần sau sinh, hướng dẫn mẹ cách đối phó và phòng tránh với trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là sự pha trộn phức tạp của những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Các yếu tố thay đổi đột ngột của hormone sau khi sinh, kết hợp với căng thẳng, cô lập, thiếu ngủ và mệt mỏi. Bạn sẽ thấy chán nản buồn bã, tuyệt vọng, khóc lóc, cảm gi

Trầm cảm sau sinh là sự pha trộn phức tạp của những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con. Các yếu tố thay đổi đột ngột của hormone sau khi sinh, kết hợp với căng thẳng, cô lập, thiếu ngủ và mệt mỏi. Bạn sẽ thấy chán nản buồn bã, tuyệt vọng, khóc lóc, cảm giác vô giá trị và bất lực; ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc suy nghĩ hoặc làm tổn thương người khác. Trầm cảm liên quan đến những thay đổi về hóa học, xã hội, tâm lý liên quan đến việc có con và thường khởi phát trong vòng bốn tuần sau khi sinh, chúng cũng có thể phát triển đến sáu tháng sau đó. Các triệu chứng bao gồm thay đổi tâm trạng, khó khăn trong việc gắn kết, gần gũi với em bé và khó suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định. Trầm cảm sau sinh có thể chữa được bằng thuốc và tư vấn tâm lý. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi hóa học có liên quan đến sự giảm sụt nhanh chóng của hormone sau sinh. Khi nồng độ estrogen và progesterone, hormone sinh sản nữ, tăng gấp 10 lần trong thai kỳ. Sau đó, chúng sẽ giảm mạnh sau khi sinh nở. Khoảng ba ngày sau khi một người phụ nữ sinh con, mức độ của các hormone này giảm trở lại so với trước khi cô ấy mang thai. Thay đổi vật lý: Sinh con mang lại nhiều thay đổi về thể chất và cảm xúc. Bạn có thể phải đối phó với nỗi đau thể xác từ việc sinh nở hoặc khó giảm cân, khiến bạn không an tâm về sự hấp dẫn về thể chất và tình dục của mình. Áp lực: Trong thời gian chăm sóc con, các bà mẹ thường phải trải qua những mệt mỏi như bị thiếu ngủ. Ngoài ra, người mẹ còn gặp phải những lo lắng về việc chăm sóc bé đúng cách, đặc biệt với những bà mẹ mới lần đầu làm mẹ. Dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh Trầm cảm sau sinh và một đề nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua. Với triệu chứng bao gồm thay đổi tâm trạng, khóc lóc, buồn bã, mất ngủ và khó chịu. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh có thể sẽ trở lên nghiêm trọng hơn như có suy nghĩ tự tử hoặc không có khả năng chăm sóc em bé. Dưới đây là một số dấu hiệu trầm cảm có thể bao gồm: •    Bạn có thể thấy mình muốn xa lánh người bạn đời hoặc không thể gần gũi, gắn kết tốt với em bé. •    Bạn có thể thấy sự lo lắng của mình vượt ra ngoài tầm kiểm soát, khiến bạn không thể ngủ được ngay cả khi bé đang ngủ ngủ hay ăn uống hợp lý. •    Bạn có thể thấy cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị tràn ngập hoặc bắt đầu nảy sinh những suy nghĩ bận tâm đến cái chết hoặc thậm chí ước bạn không còn sống. Đây đều là những báo hiệu đỏ cho chứng trầm cảm sau sinh. Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm thần sau sinh Rối loạn tâm thần sau sinh là một rối loạn hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng có thể phát triển sau khi sinh con, đặc trưng là không thể kết nối với thực tế. Do nguy cơ tự tử cao, nên thường phải nhập viện để giữ an toàn cho mẹ và em bé. Rối loạn tâm thần sau sinh phát triển đột ngột, thường trong vòng hai tuần đầu sau khi sinh, và đôi khi trong vòng 48 giờ. Các triệu chứng bao gồm: •    Ảo giác (nhìn thấy những thứ không có thật hoặc nghe thấy giọng nói) •    Ảo tưởng (hoang tưởng và niềm tin phi lý) •    Rất kích động và lo lắng •    Suy nghĩ hoặc hành động tự sát •    Nhầm lẫn và mất phương hướng •    Thay đổi tâm trạng nhanh chóng •    Hành vi kỳ quái •    Không có khả năng hoặc từ chối ăn hoặc ngủ •    Suy nghĩ làm hại hoặc giết chết em bé của bạn Rối loạn tâm thần sau sinh nên được coi là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không được phát hiện sớm, có thể sẽ để lại hậu quả đáng tiếc cho em bé và người mẹ.  Điều trị trầm cảm sau khi sinh Việc điều trị tùy theo vào loại trầm cảm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà phụ nữ đang có. Trầm cảm sau sinh được điều trị khác nhau, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các lựa chọn điều trị bao gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu về tâm lý với bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý.  Dùng thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn đang cho con bú, đừng cho rằng bạn không thể dùng thuốc trị trầm cảm, lo âu hoặc thậm chí là rối loạn tâm thần. Dưới sự giám sát của bác sĩ, nhiều phụ nữ được dùng thuốc chữa trầm cảm trong khi cho con bú. Trị liệu về tâm lý.  Là lúc bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn đối phó thành công với những điều chỉnh của việc làm mẹ. Nếu bạn đang gặp trục trặc trong mâu thuẫn hôn nhân, đây là lúc họ sẽ giúp bạn có những lời khuyên và cách nhìn tích cực hơn cũng như cách giải quyết mâu thuẫn.  Liệu pháp hormon. Liệu pháp thay thế estrogen cải thiện trầm cảm thường được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Có những rủi ro đi cùng với liệu pháp hoóc môn, vì vậy bạn nên chuyện và hỏi rõ bác sĩ về những gì tốt nhất và một cách an toàn nhất cho bạn. Cách đối phó với trầm cảm sau sinh  1.Tạo sự gắn bó an toàn với em bé Quá trình gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, được gọi là sự gắn bó, là nhiệm vụ quan trọng nhất của thời thơ ấu. Học cách gắn kết với em bé không chỉ mang lại lợi ích cho con bạn mà còn có lợi cho bạn bằng cách giải phóng endorphin, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn khi làm mẹ. 2. Nhận sự hỗ trợ từ người khác Tiếp xúc xã hội tích cực sẽ làm giảm căng thẳng nhanh hơn và hiệu quả hơn bất kỳ biện pháp giảm căng thẳng nào khác. Những người mẹ mới nên nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh sau khi sinh con. Nếu cô lập bản thân, bạn sẽ thấy tình huống của bạn cảm thấy thậm chí còn ảm đạm hơn, vì vậy hãy ưu tiên các mối quan hệ người lớn của bạn. Hãy cho những người thân yêu của bạn biết bạn cần gì và bạn muốn được hỗ trợ như thế nào. Ngoài việc nhận hỗ trợ trong quá trình chăm sóc con và chăm sóc bản thân bạn, bạn nên chia sẻ những gì mình đang trải qua dù đó là điều tốt hay xấu. Chỉ cần có người muốn lắng nghe bạn mà không phán xét, họ sẽ đưa ra những hộ trợ và trấn an. Bầu bạn với những người mẹ khác sẽ giúp bạn hiểu được cách họ đối phó với những trầm mà họ từng trải qua để trở thành một bà mẹ tự tin. 3. Chăm sóc bản thân Một trong những điều quan trọng để giảm hoặc tránh trầm cảm là chăm sóc bản thân. Bạn càng quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mình, bạn sẽ càng cảm thấy tốt hơn. Bỏ qua việc nhà. Bỏ qua việc nhà mà ưu tiên tập chung vào những việc liên quan đến chăm sóc bản thân và em bé trước tiên  Tập thể dục bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể hiệu quả như dùng thuốc khi điều trị trầm cảm, vì vậy bạn nên đứng dậy và vận động càng sớm thì càng tốt. Nếu không lựa chọn đi bộ, các bài tập yoga cũng được chứng minh là đem lại hiệu quả đặc biệt. Ngồi thiền. Ngồi thiền sẽ giúp bạn giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và tràn đầy năng lượng hơn. Nó cũng có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về những gì bạn cần và những gì bạn cảm thấy. Cố ngủ nhiều hơn khi có thể. Ngủ một giấc ngủ kéo dài 8 tiếng có vẻ như là cái gì đó thật khó đặt được với bạn lúc này khi có em bé, nhưng giấc ngủ kém chỉ làm cho trầm cảm tồi tệ hơn. Tranh thủ ngủ khi có thể hoặc khi có sự hỗ trợ của mọi người thân trong gia đình.  Dành thời gian thư giãn cho bản thân. Mát xa hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cáu gắt Ưu tiên về dinh dưỡng bữa ăn. Những gì bạn ăn có ảnh hưởng đến tâm trạng, cũng như chất lượng sữa mẹ, vì vậy hãy cố gắng hết sức để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh. Bây giờ cũng là thời điểm tốt để tăng cường lượng axit béo omega-3, như DHA. Phụ nữ có mức độ DHA thấp, có thể sẽ  có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn. Tiếp cận với ánh nắng. Tiếp cận với ánh sáng mặt trời sẽ nâng cao tâm trạng của bạn, vì vậy hãy cố gắng để có được ít nhất 10 đến 15 phút mặt trời mỗi ngày. Dành thời gian trong mối quan hệ với người chồng. Mối quan hệ với đối tác luôn là nguồn cảm xúc ảnh hưởng tới sự kết nối của họ với xã hội. Những đòi hỏi và nhu cầu của một em bé mới sinh có thể cản trở mối quan hệ này, trừ khi các cặp vợ chồng dành thời gian, sức lực và suy nghĩ để giữ gìn mối quan hệ của họ. Đối với nhiều cặp vợ chồng, sự căng thẳng chính là sự phân chia trách nhiệm chăm sóc gia đình và chăm sóc trẻ sau sinh. Do vậy, bạn nên nói rõ mình cần gì, chứ đừng cho rằng đối tác của mình phải tự biết. Hãy ân cần nói chuyện với nhau để đưa ra giải quyết phù hợp và ổn thỏa.     Đàn ông làm thế nào để giúp vợ hoặc bạn đời của bạn? Khuyến khích cô ấy nói về cảm xúc của mình. Lắng nghe cô ấy mà không phán xét cô ấy hoặc đưa ra giải pháp. Thay vì cố gắng sửa chữa mọi thứ, chỉ cần ở đó để cô ấy dựa vào. Giúp đỡ làm những việc nhà. Chủ động với các trách nhiệm việc nhà và chăm sóc trẻ em, chứ đừng đợi đến khi cô ấy hỏi. Khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi và thư giãn rất quan trọng, nên khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi, thuê người trông trẻ hoặc lên lịch một số buổi tối hẹn hò giữa hai người. Hãy kiên nhẫn nếu cô ấy chưa sẵn sàng cho tình dục. Trầm cảm ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, vì vậy có thể phải mất một thời gian trước khi cô ấy có tâm trạng. Thể hiện những tình cảm thể xác của cô ấy, nhưng đừng thúc ép nếu cô ấy không thích sex. Đi dạo với cô ấy. Trong khi an tâm việc em bé đã có được sự chăm sóc an toàn từ mọi người trong gia đình, hãy giúp cô ấy di dạo và trò chuyện và hâm nóng cảm xúc giữa 2 người.