Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Siro ho không làm trẻ hết ho như mẹ vẫn nghĩ. Mẹ ơi! Ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh!

Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em <6 tuổi. Vào năm 2007, FDA thông báo rằng các thuốc này đã gây nhiều tai biến ở trẻ dưới 2 tuổi và thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng. Do đó FDA khuyến cáo không nên dùng các loại ţɧuốc ho cảm trên trẻ em dưới 6 tuổi

Mấy bữa nay thời tiết chuyển từ Thu sang Đông, đêm thì lạnh, ngày thì nắng dát mặt thành ra trẻ con có vẻ ốm cũng nhiều hơn. Ngoài dịch sốt xuất huyết Mà Bs đã có viết ngày hôm trước thì bệnh về hô hấp cũng nhiều mà chủ yếu ho, sổ mủi, nghẹt mũi, xụt xịt...Bs có để ý thấy rất nhiều mẹ bé sốt sắng khi thấy con ho, người thì bế đi khám, người thì chế siro ho cho uống, đi khám về vẫn ho khụ khụ lại sốt xình xịch cả lên...Vừa nãy có bạn hỏi em làm siro ho cho con uống mà con em bị đi ỉa 15 lần rồi bây giờ em phải làm sao? Đấy, chả thấy ho giảm và giờ bị quả đi ỉa đứa bé mất nước xọp hết cả đi, đã yếu mệt vì bệnh hô hấp giờ lại đc cộng hưởng với quả đi ỉa này nữa thì tội cho bé quá.     Vậy thực chất ho ở trẻ tốt hay xấu? và uống siro có làm trẻ hết ho? Ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh : Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đờm nhớt hay virut ra khỏi đường thở, vì thế, phần nào giúp ngừa viêm phổi. Do vậy, ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể. Nếu phản xạ này mất đi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp hay khó thở, rất nguy hiểm. Mấy trẻ bị bại não hay tổn thương não mà mấł phản xạ ho, khi viêm nhiễm đường hô hấp phải mang một cái “áo gây ho” mỗi ngày để được ho nhân tạo, không thì đàm nhớt ứ đọng sẽ gây viêm phổi, xẹp phổi. Ho được thì tốt chứ lo lắng gì. với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, do ở lứa tuổi này phản xạ ho chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị viêm phổi hoặc suy hô hấp. Nguyên nhân gây ho cấp tính thường gặp nhất ở trẻ là những đợt viêm hô hấp cấp tính. Ho trong bệnh lý này lại có thể kéo dài đến 3 tuần, dù bệnh đã hết từ lâu nhưng trẻ vẫn ho, ho 3 tuần rồi mà không đỡ thì cho con đi khám. Phản xạ ho của cơ thể có thể bị kích thích thêm khi có gió nhiều, khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi độ ẩm trong không khí thay đổi nhanh. vì vậy cha mẹ giữ ấm cổ bé, hạn chế tiếp xúc gió lạnh, khói bui.. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ làm tăng tạm thời phản ứng ho chứ không ảnh hưởng đến bản chất, nguyên nhân gây bệnh cũng như diễn tiến bệnh gây ho như Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi... Uống siro có làm trẻ hết ho? Thuốc ho long đàm bày bán đầy trên kệ, loại nào cũng được quảng cáo là tốt nhất, mà nếu coi kỹ thành phần, quanh đi quẩn lại cũng có mấy thứ mà thôi: – Thành phần giảm ho (Dextromethorphan DM) – Thành phần long đàm như guaifenesin, cysteine – Thành phần làm giảm nghẹt mũi như phenylephrine hay pseudoephedrine – Kháng histamine: brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine (B.enadryl) Ho Là triệu chứng chứ không phải là bệnh, do đó phải điều trị nguyên nhân gây ra ho không đi cắt cơn ho. Trong khi đó, đa số người lớn thường lại quan tâm đến cơn ho và cố gắng thử nhiều loại thuốc siro ho với mong muốn dứt cơn ho cho con. Hầu hết các siro ho với các thành phần Bs kể bên trên không có tác dụng cắt phản xạ ho mà chỉ làm giảm kích thích phản xạ ho. Do đó, khi trẻ uống có thể giảm ho nhưng hoàn toàn không giảm bệnh. Thuốc ho hoàn toàn không diệt được virut hay vi khuẩn, do vậy, siro ho là chỉ là thuốc làm giảm triệu chứng mà không hoàn toàn làm thay đổi được diễn tiến cũng như ngăn ngừa được biến chứng của bệnh. Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em Ngoài ra, siro ho vẫn có nguy cơ dị ứng và trẻ có khả năng ngộ độc vì một số thuốc có hoạt chất thuộc nhóm thuốc á phiện như dextromethorphan - chất này có khá nhiều trong các loại siro ho trên thị trường tại Việt Nam. Hiện nay, ở một số nước như Mỹ, Úc và Canada, các tổ chức y khoa khuyến cáo không nên dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ và chỉ nên sử dụng ở trẻ trên 2 tuổi.   Hãy để con được ho. Ảnh: afamily Vậy là siro ho không hề chữa được ho như các mẹ vẫn nghĩ Mỗi lần các mẹ đưa bé đến khám đầu tiên tôi xác định phải chữa bệnh và thông não cho chính người mẹ cái đã, nhiều mẹ giải thích hoài không hiểu, biểu Bs xàm le :)) rồi lại bế con đi gặp Bs này Bs kia, nhiều thầy thì lắm ma, sau mỗi một thầy khi nghe kể của mẹ là đã đưa đi khám bs này bs kia nhưng con chưa có đỡ thì vị Bs này sẽ mạnh tay cho Kháng sinh, thuốc dãn phế quản, corticoid một cách vô tội vạ...và dĩ nhiên người mẹ thấy con đáp ứng, rất là vui mừng nhưng đâu có biết con đang chịu một gánh nặng trên gan, thận, tiêu hoá mà người ta ước tính 6 tháng sau mới đào thải hết được và các cha mẹ có đảm bảo được rằng trong 6 tháng đợi con đào thải được hết độc tố của thuốc cũ có dùng thêm đợt thuốc mới không? Là BS nhi khoa vô cùng khổ sở, phải trị bệnh cho cả ba mẹ, nhiều khi bệnh con dễ trị, mà bệnh của ba mẹ khó trị vô cùng. Thêm nữa là phải uông thuốc siro ho sớm, càng sớm càng tốt không thì ho nhiều nó sẽ nặng hơn, nó sẽ lan xuống phế quản, xuống phổi.. chuyện đó hết sức vô lý, các thuốc này chỉ là trị triệu chứng, không tác dụng với con siêu vi, con vi khuẩn nên chuyện con có bị nặng lên hay không thì không có ăn nhằm gì mà uống sớm hay uống muộn. Bài viết liên quan:  Viêm phế quản, phổi khi nào thì dùng kháng sinh * Bài viết được Mamibuy xin phép chia sẻ từ trang cá nhân của bác sĩ. Mời cả nhà theo dõi bác sĩ Huy qua liên kết sau: Bs. Trần Văn Huy. Bác sĩ Trần Văn Huy hiện đang công tác tại Khoa cấp cứu chống độc, Bệnh viện nhi Trung Ương. Là một bác sĩ dày dạn chuyên môn và kinh nghiệm, ngoài những công tác nghiệp vụ yêu cầu, bác sĩ Huy còn thường xuyên đăng tải các bài viết tư vấn, hướng dẫn và các cảnh báo về chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ. Chính vì thế, bác sĩ Huy đang ngày càng trở thành những người không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các bố mẹ có con nhỏ, để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh cho cả trẻ và gia đình.