Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Em bé bị tưa lưỡi (tưa miệng) là do đâu? Điều này có đáng lo ngại không và phải điều trị như thế nào?

Bệnh tưa miệng (tưa lưỡi, nấm miệng) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở miệng của trẻ sơ sinh, nếu như không được điều trị, tổn thương sẽ nhân rộng ra về khích thước gây trở ngại cho bé khi bú, bé bị đau sẽ trở lên quấy khóc. Một khi phạm vi nhiễm nấm bị lan rộng, việc điều trị sẽ trở lên khó khăn h

  Bệnh tưa miệng (tưa lưỡi, nấm miệng) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở miệng của trẻ sơ sinh. Nó được gây ra bởi một loại nấm men candida albicans, đây là loại nấm hay phát triển ở và gây ngứa ở khu vực âm đạo. Với những mảng trắng trong miệng gây kích ứng, sẽ khiến em bé trở lên khó chịu. Đối với bà mẹ đang cho con bú, con nhỏ của bạn có thể sẽ truyền bệnh cho bạn khi bú. Đôi khi bệnh tưa miệng này xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh, vì điều này làm thay đổi môi trường của miệng, làm cho sự phát triển quá mức của nấm men xảy ra. Một số em bé bị nhiễm nấm candida từ âm đạo của người mẹ trong khi được sinh ra. Ngoài ra, nếu một bà mẹ cho con bú đang bị nhiễm trùng nấm men candida, nó có thể truyền sang con. Trong trường hợp này, cả mẹ và con nên được điều trị cùng 1 lúc.  Nếu như không được điều trị, tổn thương sẽ nhân rộng ra trong miệng gây trở ngại cho bé khi bú, bé bị đau sẽ trở lên quấy khóc. Một khi phạm vi nhiễm nấm bị lan rộng, việc điều trị sẽ trở lên khó khăn hơn.   Triệu chứng của bệnh tưa miệng Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột. Đối với em bé, khi bị bệnh tưa lưỡi có thể có những triệu chứng sau đây: •    Em bé của bạn không bú bình thường, dường như bé cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. •    Mảng trắng trên vòm miệng, bên trong má và trên lưỡi •    Dưới các tổn thương màu trắng, có thể có mô đỏ dễ chảy máu •    Có thể có màu đỏ xung quanh các mảng trắng •    Có thể xuất hiện khóe nứt trên miệng •    Xuất hiện những mảng trắng trông giống như sữa, nhưng chúng không thể biến mất •    Hăm tã: Khi bé bị tưa miệng và nuốt vào miệng, sau đó nó sẽ thoát ra khỏi hệ thống tiêu hóa của con bạn, nó có thể gây ra chứng hăm tã quanh mông em bé. Đối với người mẹ: •    Nếu bạn đang cho con bú và bị ngứa, nứt, hoặc đau núm vú, hoặc đau dữ dội ở núm vú hoặc vú, những triệu chứng này có thể cho thấy bạn bị tưa miệng. Bệnh tưa miệng có thể truyền qua giữa núm vú và miệng của bé trong khi bú. Điều trị bệnh tưa miệng  Điều trị cho bé: •    Ở một số bé, bệnh tưa miệng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và sẽ không cần điều trị. •    Khi cần điều trị, một số loại thuốc như miconazole được bôi lên khu vực bị ảnh hưởng trong miệng bé, thuốc này có tác dụng diệt vi trùng trong miệng bé. •    Một loại thuốc nhỏ khác là nystatin cũng được dùng thay thế, đây là thuốc chống tưa miệng dạng nhỏ. Nystatin chỉ được khuyến nghị dùng khi mà miconazole không phù hợp hoặc không hiệu quả cho bé. •    Một số thuốc bao gồm cả 2 loại thuốc trên được khuyến cáo là không dùng cho trẻ dưới 4 tháng tuổi, do vậy bạn nên tham khảo ý kiến và được sự đồng ý của bác sĩ. •    Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, núm vú của người mẹ có thể cần phải được điều trị cùng một lúc, để ngăn ngừa nhiễm trùng qua lại. •    Tùy thuộc vào độ tuổi của em bé, bác sĩ có thể để nghị bổ sung lactobacilli (lợi khuẩn) dưới dạng sữa chua vào trong chế độ ăn uống, có thể đem loại hiệu quả. Điều trị cho người mẹ: •    Đối với người mẹ, nếu bạn bị chẩn đoán là nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống nấm mà bạn sẽ phải dùng trong vòng 10 đến 14 ngày. Chúng có dạng viên, viên ngậm hoặc dạng chất lỏng. Nên chú ý không sự dụng loại thuốc không dùng cho bà mẹ đang cho con bú. •    Bạn có thể áp dụng nystatin hoặc các loại kem có công thức đặc biệt khác hoặc bạn có thể thoa thuốc tím gentian lên núm vú của bạn 2 đến 3 lần mỗi ngày.  Ngăn ngừa bệnh tưa miệng Đây là một số bước bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa bệnh tưa phát triển cho con bạn: •    Thường xuyên khử trùng tất cả các dụng cụ như bình sữa các núm vú giả, núm vú của bình sữa và đồ chơi miệng khác mà em bé hay cho vào miệng. •    Rửa tay cho bé thường xuyên, đặc biệt nếu bé nhỏ của bạn thường xuyên mút ngón tay cái hoặc ngón tay. •    Đặt bất kỳ khăn hoặc quần áo có thể đã tiếp xúc với men qua chu trình giặt nóng (ít nhất 122 độ F). •     Nếu bạn sử dụng máy hút sữa, hãy đảm bảo tất cả các bộ phận tiếp xúc với vú hoặc sữa mẹ đều được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. •     Lưu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh khi chưa dùng đến để ngăn chặn sự phát triển của nấm men. •     Cần phải vứt bỏ tất sữa mẹ đã vắt ra nếu cảm thấy nó có khả năng nó bị nhiễm nấm men. •    Giữ cho ngực của bạn khô ráo và không có các nguồn men tiềm ẩn bằng cách thay đổi miếng đệm dùng một lần thường xuyên và mặc áo ngực sạch mỗi ngày. •    Một số người đề nghị cho bé uống nước tiệt trùng sau khi bú. Điều này rửa sạch bất kỳ sữa còn lại trong miệng, mà Candida có thể phát triển mạnh. Với người mẹ, để ngăn ngừa tưa miệng cho con bạn người mẹ nên thực hiện các bước sau đây: •    Cho con bú làm nhiều lần nhưng trong thời gian ngắn bằng bên vú ít đau hơn •    Rửa sạch núm vú của bạn bằng nước sạch sau mỗi lần cho con bú, và làm khô chúng trước khi mặc áo ngực lại. •    Nếu núm vú bị nứt làm cho bạn đau khi cho con bú, hãy xem xét vắt sữa và cho bé uống trong một cốc nhỏ. •    Một loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau, nhưng bạn phải hỏi kỹ bác sĩ và dùng loại thuốc an toàn khi cho con bú.