Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Đau khớp trẻ em - Thường gặp ở trẻ từ 10 đến 12 tuổi. Hướng dẫn đánh giá và xử lý!

Thường xuất hiện đau đầu gối 1 bên, có thể gặp cả 2 bên. Thường đau tăng khi vận động chân, có trường hợp đau quá khiến hạn chế vận động, đau tăng khi gấp gối, khi quỳ … giảm khi nghỉ ngơi.

ĐAU KHỚP TRẺ EM – TẢN MẠN PHÒNG KHÁM 2 Trước giờ có lẽ moị người vẫn nghĩ rằng bệnh xương, khớp hay gặp ở các cụ cao tuổi chứ ít gặp ở trẻ em. Điều này đúng 1 phần vì người cao tuổi mắc các bệnh xương khớp khá nhiều với các bệnh như loãng xương, thoái hóa khớp… Mặc dù vậy ở trẻ em, tỷ lệ gặp các vấn đề về xương khớp như đau xương phát triển, thấp tim (trước đây gọi là thấp khớp), viêm khớp tự phát thiếu niên… cũng không hề nhỏ. Một trong số những vấn đề về xương khớp ở trẻ em mình gặp nhiều trong thời gian gần đây là bệnh Osgood-Schlatter hay còn gọi là Viêm lồi củ trước xương chày với một số đặc điểm như sau: - Thường gặp ở lứa tuổi khoảng 10 -12 tuổi - Thường là trẻ trai, hay chơi thể thao như đá bóng bóng rổ , cầu lông…, trẻ nữ cũng có thể bị. - Thường xuất hiện đau đầu gối 1 bên, có thể gặp cả 2 bên - Thường đau tăng khi vận động chân, có trường hợp đau quá khiến hạn chế vận động, đau tăng khi gấp gối, khi quỳ … giảm khi nghỉ ngơi. Khám thì thường thấy vùng lồi củ trước xương chày (hình 1) sưng, đôi khi nóng đỏ, ấn vào thì trẻ đau. Ở trẻ bị 1 bên thì khi so sánh 2 chân sẽ thấy bên bệnh vùng lồi củ chày sưng to rõ so với bên lành. Các thăm khám khác thường là bình thường, thể trạng của trẻ thường tốt.     Chụp Xquang khớp gối thường thấy hình ảnh sụn, gân bám sụn bong ra khỏi lồi củ xương chày. Có trường hợp cần chụp MRI để đánh giá kỹ hơn thương tổn của dây chằng, gân. Các xét nghiệm máu thường không thay đổi trừ trường hợp đang có viêm. Điều trị nội khoa thường cho kết quả tốt bao gồm: tránh các hoat động thể thao mạnh, chườm mát ngày 2-4 lần, băng ép thuốc giảm đau, chống viêm, tập phục hồi chức năng. Hầu hết bệnh sẽ ổn định, thường không còn đau khi đến tuổi trưởng thành khi hệ xương đã phát triển xong. Một số bệnh nhân đau mức độ nhiều, kéo dài, điều trị nội khoa thất bại sẽ phải can thiệp phẫu thuật.Hà Nội, 25/08/2019 Bs Đào Trường Giang * Bài viết được Mamibuy chia sẻ trên sự cho phép của tác giả. Bài viết cùng tác giả: 4 hiểu lầm về kiến ba khoang khiến tình trạng bị nhiễm độc càng nặng. Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử lý khi nhà xuất hiện kiến ba khoang!   -------------------------------------------------------------------- Đôi điều về tác giả Bác sĩ nhi khoa Đào Trường Giang là một bác sĩ trẻ tuổi với cách nói chuyện vui vẻ hóm hỉnh cùng chuyên môn y khoa của mình, bác sĩ Giang đã đang trở thành một chỗ dựa tinh thần và chỗ dựa sức khỏe cho nhiều bố mẹ có con nhỏ ở Hà Nội, đồng thời đang không ngừng lan tỏa đầy năng lượng tích cực tới nhiều gia đình. Nguyên tắc làm việc của bác sĩ: 1. Việc chẩn đoán bệnh nên dựa nhiều vào hỏi bệnh, khám lâm sàng. Nên dành thời gian hỏi kỹ, giải thích và tư vấn kỹ để người bệnh tin tưởng. Có tin tưởng thì người bệnh mới lạc quan uống thuốc và khỏi bệnh. 2. Thuốc nói chung chẳng phải bổ béo gì mà kể cả có bổ béo thì vẫn có thể có tác dụng ngoài ý muốn. Đối với trẻ em nên hạn chế tối đa có thể vì còn để bụng ăn đồ ăn mà kê nhiều thuốc bố mẹ cho uống cũng rất khó khăn. 3. Kháng sinh nên cân nhắc kỹ trước khi kê, đáng dùng thì dùng, không cần dùng thì đừng dùng. Dù cho kê 1 đơn không kháng sinh sẽ căng đầu và mất thời gian giải thích nhiều hơn so với không kê. Hơn nữa sắp đến thời không có kháng sinh để dùng nữa rồi nên nếu chúng ta không chung tay đẩy lùi lạm dụng kháng sinh thì thế hệ con cháu chúng ta sẽ lãnh hậu quả rất nặng nề. Câu nói "hết thuốc chữa" khi đó không còn là câu nói đùa. 4. Mình rất thích những bố mẹ thông thái, có thời gian quan tâm đến con, sẵn sàng lắng nghe mình giải thích, luôn tìm hiểu kỹ về thuốc và sẵn sàng trao đổi với mình. Điều này giúp mình theo dõi các bé tốt hơn, học hỏi được nhiều điều hơn và mắc ít sai lầm hơn. Mời các bạn theo dõi bác sĩ Giang qua liên kết sau: Facebook cá nhân