Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phụ nữ mang thai có thể hiến máu không và vì sao?

Gần đây, có rất nhiều hoạt động khuyến khích hiến máu nhân đạo và được đông đảo người tham gia. Có lẽ sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra rằng: ''Phụ nữ mang thai có thể hiến máu không?''. Và câu trả lời cho điều này là KHÔNG!

Gần đây, có rất nhiều hoạt động khuyến khích hiến máu nhân đạo và được đông đảo người tham gia. Có lẽ sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra rằng: ''Phụ nữ mang thai có thể hiến máu không?''. Và câu trả lời cho điều này là KHÔNG! Theo Hội Chữ thập đỏ của một số nước như Hoa Kỳ, Úc… thì phụ nữ mang thai không đủ điều kiện để hiến máu, họ còn khuyên nên chờ đợi ít nhất 6 tháng sau khi sinh. Tại sao phụ nữ có thai không thể hiến máu? Khi mang thai, cơ thể của bạn tạo ra thêm một số máu, nhưng bạn cần máu này để duy trì sự sống của em bé trong bụng mẹ. Nếu bạn hiến máu trong giai đoạn này, thì bạn sẽ tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm, bạn sẽ khiến cho tuần hoàn của bạn và em bé bị căng thẳng. Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt và các vitamin khác cho thai nhi đang phát triển, vì vậy khi hiến máu làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt. Ngoài ra, tim của họ đang làm việc chăm chỉ hơn với nhịp đập tăng tốc nhẹ và lượng máu tăng lên tới 25%. Vì vậy, lấy 500 mm máu sẽ làm hệ thống tuần hoàn của họ căng thẳng hơn nữa. Về lý thuyết, phụ nữ hiến máu khi mang thai sẽ làm cạn kiệt chất sắt trong cơ thể. Và bởi vì hiến máu đã không được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai, Hội Chữ thập đỏ ở một số nước đã cảnh báo rằng không cho phép các bà mẹ bầu được hiến máu. Không chỉ cần thiết duy trì cho lượng máu khi mang thai cho người mẹ và em bé, phụ nữ mang thai hiến máu cũng có thể gây biến chứng cho bệnh nhân nhận máu. Biến chứng đó được gọi là tổn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu. Tử vong do truyền máu là rất hiếm, nguyên nhân gây tử vong khi truyền máu có thể là chấn thương phổi cấp tính. Nó đã được chỉ ra là có liên quan đặc biệt từ máu các bà mẹ có thai. Đặc biệt là nếu truyền máu không phải là hồng cầu mà là huyết tương, phần chất lỏng của máu có chứa kháng thể. Vì mang thai đã làm thay đổi các kháng thể lưu hành của người phụ nữ, cũng như các đặc điểm khác của hệ thống miễn dịch. Do đó, khi một người đàn ông nhận máu từ 1 người phụ nữ có thai, có khả năng người đàn ông đó sẽ tử vong sau 3 năm cao hơn là khi nhận máu của 1 người không mang thai. Lỡ hiến máu trước khi biết mình có thai thì có sao không? Nếu bạn hiến máu mà không biết bản thân mình có thai, điều này chỉ có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ và nó sẽ không gây vấn đề gì. Ngoài ra, trước khi hiến máu, một xét nghiệm nhanh được thực hiện để đảm bảo rằng huyết áp, nồng độ huyết sắc tố, mạch và nhiệt độ của bạn là bình thường. Do đó, hiến máu ở giai đoạn này khi bạn ở trong tình trạng sức khỏe bình thường sẽ không gây ra vấn đề. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu như có thắc mắc hoặc lo lắng.