Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tâm sự của một nàng dâu gửi mẹ chồng

Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu Việt Nam luôn là mối quan hệ nhạy cảm, không ít những mâu thuẫn và luôn là câu chuyện không có hồi kết. Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ dần có lối sống thoáng hơn, thiên về tự do và không muốn phải bị xăm xoi quá mức. Tuy nhiên, không phải cặp mẹ chồng nàng

Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu Việt Nam luôn là mối quan hệ nhạy cảm, không ít những mâu thuẫn và luôn là câu chuyện không có hồi kết. Trong xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ dần có lối sống thoáng hơn, thiên về tự do và không muốn phải bị xăm xoi quá mức. Tuy nhiên, không phải cặp mẹ chồng nàng dâu nào cũng có thể hòa hợp, thông cảm và chia sẻ.  Nỗi niềm của một cô con dâu muốn gửi tới mẹ chồng qua bức thư ''Gửi mẹ chồng'' Mẹ à, con muốn gọi mẹ là mẹ thay vì gọi câu ''mẹ chồng'', bởi con không muốn có một khoảng cách vô hình giữa chúng ta. Người đời có câu, con gái là con người ta, con dâu mới là con mình. Tuy vậy, trong mắt mẹ, con luôn là người ngoài, như một đứa ôsin với một loạt nguyên tắc vô điều kiện mà mẹ đặt ra. Thứ nhất, con cứ suy nghĩ mãi, con không hiểu sao mẹ luôn nghĩ con trai mẹ - chồng của con, anh ấy luôn là tiêu chuẩn để mẹ đưa ra đong đếm với con. Về mọi mặt, học thức cũng như trình độ, công việc và tài chính con chẳng hề thua kém con trai mẹ, nhưng tại sao mẹ luôn mặc định rằng con trai mẹ thật tài giỏi và con dâu thì ngược lại. Con biết, trong mắt mỗi người mẹ, thì con mình luôn là đứa con vàng ngọc, được chiều chuộng và yêu thương hết mình. Mẹ có thể chê con làm việc này việc kia không tốt, nhưng mẹ không bao giờ nhìn lại rằng chính con trai mẹ cũng không hề biết những việc đó, khi mà anh ấy lại là đàn ông. Phải chăng đàn ông thì có quyền không biết, phụ nữ thì về nhà chồng thì việc to việc nhỏ cũng phải biết làm? Thứ hai, con đến với con trai của mẹ, cũng là vì con muốn xây dựng cuộc sống cả đời với anh ấy, chăm sóc anh ấy và mong những điều tốt đẹp nhất. Chứ con không đến để bòn của, xin xỏ hay lợi dụng. Mà tại sao mẹ có nhiều ác cảm với con vậy? Để ý, đề phòng và kiểm soát con, giống như thể kiếp trước con đã làm gì sai với nhà mẹ vậy. Thứ ba, con không hiểu vì sao lại có nguyên tắc khi con đi làm kiếm tiền, thì những đồng tiền ấy lại nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ, và khi con cần dùng đến một khoản chi tiêu, con lại phải nhìn sắc mặt mẹ. Nếu không đưa cho nhà mẹ, mẹ lại sưng sỉa nói bóng nói gió. Mẹ à, tiền của con, con có giữ thì cũng vì chi phí nuôi con cái và những chi phí khác trong gia đình. Những lúc vậy, con không phải ngửa tay xin chồng.  Thứ tư, con không hiểu vì sao mẹ lại muốn kiểm soát cả những lần vợ chồng con đi du lịch. Con có mua quà về thì mẹ lại cho là tốn kém và không vui, vì mẹ luôn nghĩ rằng có tiêu thì cũng là tiêu tiền của con trai mẹ. Nếu như con không mua, mẹ sẽ nghĩ rằng con không có lòng thành, không biết đối nhân xử thế. Nhưng khi con mua, thì mẹ lại cũng không vui mà còn vùng vằng lạnh nhạt. Phải chăng mỗi lần chúng con đi đâu mua đồ về tặng mẹ, thì phải nói rõ là dùng tiền của ai hay sao? Thứ năm, con không hiểu tại sao khi con lấy về nhà mẹ, thì con được gì ngoài những đứa con mà con phải chịu tất cả những thiệt thòi cũng như trách nhiệm. Bao năm con phải làm những thứ to nhỏ trong nhà, trong khi con chưa được nhà mẹ cho cái gì. Không con hề tính toán chuyện đó, nhưng tại sao mẹ cứ bắt con phải hy sinh và luôn mặc định những điều đó thuộc về trách nhiệm của con. Thứ sáu, khi đến nhà con, mẹ con chẳng bao giờ soi mói việc con rể đi đứng ăn ngồi hay phải làm gì. Thế mà những ngày tháng ở nhà mẹ, con vẫn luôn cắm mặt cắm mũi làm việc lớn việc nhỏ. Phải chăng lấy con thì con trai mẹ phải chịu thiệt thòi? Có bao giờ mẹ thấy anh ấy làm việc gì trong nhà thay con không? Hay cứ rảnh ra là dán mắt vào cái điện thoại và máy tính? Con đang ngẫm nghĩ, ngoài việc mẹ là người đẻ ra chồng con, không biết mẹ có ý nghĩa gì với con vậy? Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào, người vợ cũng cần có chính kiến của người chồng công bằng. Một người chồng bản lĩnh và tốt bụng là người biết dung hòa mối quan hệ giữa vợ và mẹ.