Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những rủi ro sau khi nạo phá thai mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định phá thai

Khi phá thai, những rủi ro khi phá thai cũng có thể dẫn đến 1 loạt các biến chứng cho phụ nữ. Biến chứng sau nạo phá thai sẽ tăng dần theo độ tuổi, những biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, chấn thương bàng quang và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Có nhiều ca phá thai thực hiện mỗi năm tại Việt Nam. Về cơ bản, phá thai được coi là biện pháp an toàn, nhưng rủi ro khi phá thai cũng có thể dẫn đến 1 loạt các biến chứng cho phụ nữ. Biến chứng sau nạo phá thai sẽ tăng dần theo độ tuổi, những biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, chấn thương bàng quang và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.  Những rủi ro sau khi phá thai Phá thai không thành công: Phá thai không thành công là khi các bộ phận của thai nhi hoặc nhau thai không được làm sạch khỏi tử cung, đòi hỏi cần có các thủ tục y tế tiếp theo để xử lý. Phá thai không thành công có thể dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu.  Xuất huyết: Xuất huyết là tình trạng chảy máu nhiều sau khi nạo vét phá thai. Tình trạng này không xảy ra phổ biến và có thể điều trị bằng dùng thuốc hoặc hút lại. Nhiễm trùng vùng chậu: Nhiễm trùng vùng chậu có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập từ đường âm đạo, cũng có thể từ cổ tử cung đi vào và gây nhiễm trùng. Một số trường hợp hiếm hoi cần phải nhập viện để hút lại hoặc phẫu thuật. Về cơ bản, nhiễm trùng có thể dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ. Xuất hiện các cục máu đông trong tử cung: Tình trạng chuột rút có thể kéo dài do các cục máu đông gây ra, thực hiện hút lại để loại bỏ các cục máu đông này. Thủng thành tử cung: Trong quá trình phá thai, dụng cụ y tế có thể đâm xuyên qua thành tử cung gây thủng. Thủng tử cung có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc chảy nhiều máu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thủng. Dùng phẫu thuật để chỉnh sử mô tử cung, trong trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể bị ảnh hưởng bởi những vết sẹo trên thành tử cung để lại sau khi nạo phá thai. Không chỉ khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, sẹo này còn có khả năng gây đau đớn, gây sảy thai hoặc bị vô sinh trong tương lai. Mang thai ngoài tử cung: Phá thai có thể khiến khả năng mang thai ngoài tử cung gia tăng trong các lần mang thai tiếp theo. Mang thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và tính mạng của người mẹ trong tương lai. Ung thư vú, ung thư cổ tử cung, buồng trứng và gan: Nguy cơ ung thư vú tăng hơn gấp đôi sau một lần phá thai và ngày càng lớn hơn với những lần phá thai tiếp theo. Ngoài ra, phụ nữ đã phá thai sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, buồng trứng và ung thư gan nhiều hơn người bình thường. Rủi ro tâm lý sau khi phá thai: Không chỉ để lại những rủi ro về thể chất, phụ nữ phá thai cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro về tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng kéo dài trong cuộc sống sau này như: •    Cảm giác hoảng sợ, phẫn nộ, đau buồn hoặc tự tử •    Mối bận tâm với em bé hoặc mang thai lần nữa •    Ác mộng, các triệu chứng đáng sợ khi nghe em bé khóc vào ban đêm và nỗi ám ảnh về ngày sinh của em bé. •    Rối loạn chức năng tình dục •    Cảm xúc lạnh lùng •    Lạm dụng rượu và ma túy •    Rối loạn ăn uống •    Sự lo ngại •    Hồi tưởng về thủ tục phá thai •    Có thể quyết định lặp lại phá thai trong tương lai  Tìm hiểu về các biện pháp phá thai khác nhau Các loại phá thai được áp dụng hiện nay như uống thuốc, phẫu thuật (nạo hút) và nong gắp thai. Các biện pháp này được thực hiện như sau: •    Khi phá thai bằng thuốc, một người phụ nữ dùng thuốc trong thai kỳ sớm để phá thai. Thông thường phá thai bằng việc uống thuốc sẽ được thực hiện trước tuần thứ 9 của thai kỳ. •    Trong phá thai bằng phẫu thuật, thai nhi được lấy ra khỏi tử cung bằng thiết bị chân không, ống tiêm hoặc dụng cụ hình thìa muỗng có cạnh sắc giống như một thủ tục phẫu thuật hay còn gọi là nạo hút. •    Một thủ tục phá thai D & E (nong gắp thai) thường được thực hiện sau 12 tuần mang thai. Khi bác sĩ mở (hoặc giãn) cổ tử cung, tiếp đó là cạo tử cung và thai nhi và nhau thai được lấy ra. Sau 16 tuần, các mảnh của thai nhi và nhau thai được lấy ra bằng kẹp hoặc dùng một dụng cụ khác. Rủi ro sau khi phá thai sẽ tùy thuộc vào biện pháp phá thai mà bạn lựa chọn. Đôi khi những biện pháp này cũng được áp dụng tùy thuộc vào giai đoạn thai nhi của bạn.  Phá thai là cả một quá trình cần cân nhắc kỹ lưỡng, bởi phá thai không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn cả về tinh thần. Do vậy, nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định để hạn chế những rủi ro. Đồng thời, để tránh việc phải cân nhắc về phá thai, phụ nữ nên vững vàng và kiên quyết trong khi quan hệ tình dục, sự dụng các biện pháp tránh thai an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn và phải khắc phục hậu quả.