Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Người Mỹ chống nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào? Những lỗi sai của mẹ khi chống nắng cho con!

Nhất định phải dùng đủ lượng thì mới có tác dụng nhé. Đa số chúng ta mắc lỗi bôi quá ít hoặc không bôi lại nên kết quả vẫn về mo, da vẫn cháy nắng như thường. Mỗi phần cơ thể cần bôi đủ lượng kem chống nắng = 1 hoặc 2 ngón tay

Chống nắng cho trẻ Mùa hè đến cùng với nhiệt độ tăng cao thì ánh nắng có mức UV cũng cao lên vượt bậc. Mùa hè lại là mùa trẻ được nghỉ học, được vui chơi ngoài trời nhiều hơn. Tuy nhiên ở VN mình việc chống nắng cho trẻ em dường như chưa được quan tâm đúng mức. Ngày xưa mình chỉ được bôi kem chống nắng khi đi bơi, đi biển, và chỉ bôi kem với mục đích chống đen chứ còn nắng nôi thực ra chẳng ai quan tâm tác hại ra làm sao. Trong khi đó ở bên Mỹ, khi đưa con ra sân chơi mình thấy tụi trẻ con lúc nào cũng đc bố mẹ “trát” kem chống nắng, trát đến trắng bệch cả mặt. Nhiều đứa bôi lem nha lem nhem những vệt trắng, nhưng quan trọng là tất cả chúng nó đều được bố mẹ bảo vệ da một cách rất ý thức. Gần đây cộng đồng skincare đã chia sẻ nhiều hơn về tác hại của tia nắng tới làn da, tốc độ sạm da, xuất hiện tàn nhang và lão hóa, tệ hơn là tăng khả năng ung thư da, nên các chị em đã biết chăm sóc da của bản thân mình cẩn thận hơn, đưa kem chống nắng vào bước dưỡng da cơ bản mỗi ngày. Vậy thì tại sao chúng ta lại có thể quên chăm sóc và bảo vệ da cho cả con em mình nữa nhỉ các chị em xinh đẹp?     Chính da trẻ em lại cần được bảo vệ hơn cả da của chúng ta đó. Vì da trẻ em mỏng và nhạy cảm hơn rất nhiều. Lớp da ngoài cùng với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể của trẻ mỏng hơn so với lớp da ngoài ở người lớn, đồng thời hắc tố melanin trong da trẻ cũng ít hơn nên khả năng bảo vê cũng yếu hơn. Vì vậy nên tia UV trong ánh nắng có khả năng xâm nhập vào sâu hơn, tới các tế bào sản sinh hắc tố - melanocyte tế bào biều bì tạo hắc tố. Chính những tổn thương sâu này là tiền đề để dẫn tới bênh ung thư hắc tố da – dạng ung thư da nguy hiểm nhất. (1) Tất nhiên da châu Á chúng mình thường đã có một lượng melanin nhất định nên thường bảo vệ da tốt hơn là người da trắng. Khi phơi nắng lâu, người da trắng thường bị đỏ như tôm luộc và rất dễ bị cháy nắng, còn chúng ta thường chỉ đen đi thôi. Nhưng cả 2 trường hợp đều là biểu hiện không hề có lợi chút nào. Đừng ghen tị với những người ko bao giờ đen nhé! Chính bởi thiếu khả năng sản sin melanin nên da thiếu đi cơ chế bảo vệ tự nhiên khiến da cực kì dễ bị cháy, bỏng, dễ tàn nhang, nám, ung thư hơn. Còn ngay cả khi da chúng ta có sản sinh melanin cũng là khi da đã bị tổn thương bởi tia UV rồi. Bên cạnh đó thì càng gần đường xích đạo thì chỉ số UV càng cao vì vậy nên Vn luôn làm trong vùng có chỉ số UV cao nhất thế giới.(2) Vì tương lai có làn da trẻ lâu và khỏe mạnh, hãy bảo vệ con từ bây giờ -> Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Khi đưa bé ra ngoài nên cho bé đứng trong bóng râm, dùng ô hoặc vải che cho bé. Trg hợp ko có ô dù hay quần áo che đậy thì có thể dùng lượng kem chống nắng tổi thiểu vào mặt và mu bàn tay. Vì thế nên bố mẹ hạn chế tắm nắng cho con nhé. Pp này lỗi thời rồi vì rất khó nắm bắt chỉ số UV chính xác, vitamin D thì ít mà ô nhiễm thì nhiều... -> Trẻ lớn hơn 6 tháng vẫn nên hạn chế tiếp xúc nắn giữa 10h sáng và 4h chiều -> Bôi kem chống nắng cho trẻ ít nhất SPF 15 trở lên. Bố me ko cần quá căng thẳng tìm kcn có SPF quá cao vì ko có kcn nào chống nc 100% các tia UV đâu. Chỉ số kcn SPF 15 đã chặn đc 93% tia UVB, spf 30 chặn đc 95% UVB rồi. Tương đối đủ để bảo vệ con khỏi tia UVB ( tia tàn phá lớp da ngoài cùng)     + Để chống lại cả tia UVA (tia gây lão hóa, bước sóng dài xâm nhập sâu phá hủy tế bào collagen và giảm đàn hồi da), bố mẹ cần đọc nhãn mác tìm sản phẩm ghi là "BROAD SPECTRUM" (trên các sản phẩm của US UK) hoặc PA++++ (trên các sản phẩm của châu Á, 4+ là tốt nhất nha) + Nên dùng dạng kem chống nắng vật lý, chứa thành phần zinc oxide và/hoặc titanium dioxide. Kem chống nắng này lành tính hơn, không hấp thu nhiều vào da -> an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ, đồng thời giữ đc lâu trên bề mặt để bảo vệ da, đỡ phải bôi đi bôi lại nhiều lần. Kem chống nắng vật lý cũng có tác dụng ngay lập tức chứ không cần chờ lâu như kem hóa học. + Nhất định phải dùng đủ lượng thì mới có tác dụng nhé. Đa số chúng ta mắc lỗi bôi quá ít hoặc không bôi lại nên kết quả vẫn về mo, da vẫn cháy nắng như thường. Mỗi phần cơ thể cần bôi đủ lượng kem chống nắng = 1 hoặc 2 ngón tay: mặt + cổ, mỗi cánh tay, mỗi chân, ngực, bụng, lưng... Tổng khoảng bằng 1 cốc shot. Với trẻ em thì định lượng khó hơn nhưng ước chừng tầm 1/4-1/2 cốc và luôn luôn bôi lại sau 2-3 giờ hoặc sau 40 - 80 phút khi đi bơi và ra mồ hôi nhiều. -> Đối với trẻ lớn hơn, hiếu động hơn thì việc đứng im xoa kem rất là cực. Các mẹ nên sắm loại dạng thỏi, quệt quệt rất nhanh và đều. Lưu ý mỗi chỗ nên quệt tầm 4 5 lần nhé chứ quệt 1 lớp là ko ăn thua đâu ạ -> Không phải loại quần áo nào cũng bảo vệ được khỏi ánh nắng như nhau. Chiếc áo phông trắng cotton vẫn có 20% tia UV xâm nhập vào da. Mức bảo vệ của quần áo tùy thuộc vào màu sắc, loại vải, độ dày của sợi dệt... Nên đầu tư một loại áo chống nắng có UPF 30 trở lên tức là chỉ có 1 trong 30 số tia nắng chiếu qua tới da được thôi. Đặc biệt là đồ bơi và mũ -> Mùa đông hay những hôm trời nhiều mây chúng ta ko có phản xạ cần kcn vì cảm giác có thấy nắng đâu. Nhưng sự thật là tới 80% tia UV vẫn chiếu qua mây được, phản chiếu qua mặt đất, nc, tuyết… Nếu hôm nào mát trời con lại ra ngoài chơi nhiều thì lại càng cần phải chống nắng cẩn thận nha! -> Đeo kính cho trẻ để bảo vệ mắt -> Ở trong nhà, trong ô tô có cửa kính không đảm bảo chặn đc tia UV nhé vì ko phải loại kính nào cũng có khả năng này. Kính thông thường vẫn cho tới 75% tia UV xuyên thấu. Vì vậy tránh để con chơi ngay chỗ nắng chiếu vào hoặc tốt nhất đầu tư kính xịn hơn ạ :P Chúc cả nhà có một mùa hè vui và an toàn.   (1) CDC: Childhood exposure to ultraviolet radiation and harmful skin effects: Epidemiological evidence (2) Chỉ số bức xạ trên thế giới  (3) Lượng kem chống nắng  (4) Hướng dẫn bảo vệ da trẻ em của CDC