Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chóng mặt buồn nôn do rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai và cách khắc phục

Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai có thể gây ra rối loạn tiền đình gây chóng mặt ù tai và gặp các vấn đề về thính giác. Biểu hiện của rối loạn tiền đình như mất cân bằng, lệch dáng đi, dáng đi không ổn định và có cảm giác như nổi, chóng mặt và ngã.

Rối loạn tiền đình khi mang thai Hệ thống tiền đình là hệ thống liên kết giữa tai và não, giúp bạn thăng bằng khi đi trên mặt đất gồ ghề, giúp thăng bằng khi ra khỏi giường hoặc khi di chuyển ra khỏi giường. Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai có thể gây ra rối loạn tiền đình gây chóng mặt ù tai, buồn nôn và gặp các vấn đề về thính giác. Biểu hiện của rối loạn tiền đình như mất cân bằng, lệch dáng đi, dáng đi không ổn định và có cảm giác như nổi, chóng mặt và ngã. Những rối loạn này ảnh hưởng đến thói quen cuộc sống; quan hệ gia đình, sức khỏe người mẹ và thai nhi; gây mất tự tin, tập trung và hiệu suất, tập trung và công việc, gây ra sự thất vọng và trầm cảm. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai Hormone thai kỳ: Do nội tiết tố thay đổi, khiến sự mất cân bằng của hormone là nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn tiền đình. Thiếu máu: Trong thai kỳ, người mẹ cần lượng dinh dưỡng để cung cấp cho cả mẹ và bé, thiếu chất dinh dưỡng như sắt gây ra tình trạng thiếu máu sẽ góp phần gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Căng thẳng: Trong thai kỳ, người mẹ rất dễ bị căng thẳng do mệt mỏi khiến tinh thần không thoải mái, rất dễ gây rối loạn tiền đình. Mất ngủ: Giấc ngủ trong thai kỳ thường không được đảm bảo, đây là lý do gây căng thẳng và mệt mỏi cho người mẹ. Tình trạng mất ngủ lập lại thường xuyên góp phần gây ra rối loạn tiền đình cho mẹ bầu. Mắc các bệnh khác trong thai kỳ: Các bệnh về thần kinh như đau dây thần kinh, thoái hóa cột sống, hoặc bệnh viêm mũi dị ứng, xoang cúm cũng gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Dấu hiện rối loạn tiền đình khi mang thai: •    Tay chân buồn bực cùng với các triệu chứng nôn mửa •    Chóng mặt, đi không vững và người thấy lao đao và mất thăng bằng đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. •    Tụt huyết áp •    Cơn đau đầu kéo dài và trở nên nặng hơn vào ban đêm. Làm sao để giảm thiếu rối loạn tiền đình khi mang thai?   Rối loạn tiền đình có thể khắc phục bằng cách phương pháp sau: Bổ sung sắt trong thai kỳ: Người mẹ sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Nếu trong giai đoạn đang cho con bú, hãy uống ít nhất 9 mg sắt mỗi ngày nếu bạn 19 tuổi trở lên. Các bà mẹ cho con bú 18 tuổi trở xuống cần 10 mg sắt. Bạn có thể tìm thấy sắt trong thịt, gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng như trong các chất bổ sung khác. Một số thực phẩm giàu chất sắt như: •    Gan bò với 3 oz tương đương với 5,2 mg •    Gan gà 3 oz tương đương với 11 mg •    Bột yến mạch ăn liền có bổ sung sắt - 11 mg •    Ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt - 18 mg •    Nho khô (nửa cốc) - 1,6 mg •    Đậu thận (1 cốc) - 5,2 mg •    Đậu lăng (1 cốc) - 6,6 mg •    Đậu Lima (1 cốc) - 4,5 mg •    Hàu đóng hộp (3 oz) - 5,7 mg •    Đậu nành (1 cốc) - 8,8 mg Ngủ đủ giấc: Thật khó khăn để có 1 giấc ngủ trong trong ngày tháng của thai kỳ. Do đó, bạn nên tập cho mình một thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Bạn hãy tận dụng thời gian ngủ trưa hoặc ngủ bất cứ lúc nào khi có thể. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: Tâm lý vui vẻ trong thai kỳ vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, mà cả cho em bé trong bụng của bạn. Bạn nên giữ trạng thái vui vẻ, thả lỏng để giảm tình trạng rối loạn tiền đình. Thói quen sinh hoạt vận động và ăn uống: Thể dục là phương pháp giúp cho chế độ thai kỳ khỏe mạnh, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, đi bộ hoặc yoga cho thai kỳ. Giữ cân bằng trong sinh hoạt không chỉ giảm thiếu tỉnh trạng rối loạn tiền đình, mà còn đem lại sức khỏe cho người mẹ, đảm bảo cho em bé trong bụng tăng trưởng tốt. Đặc biệt, lưu ý tránh xa các chất kích thích như rượu, caffeine, thuốc lá và các chất kích thích khác