Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách điều trị bệnh ghẻ và cách phòng tránh lây lan ở trẻ em

Bệnh ghẻ là một bệnh ngứa phát ban rất phổ biến ở trẻ em, do sự xâm nhập của những con ve nhỏ trên da. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan từ trẻ sang trẻ khi đang ngủ chung giường, dùng chung đồ hoặc thường xuyên tiếp xúc gần gũi.

Bệnh ghẻ là một bệnh ngứa phát ban rất phổ biến ở trẻ em, do sự xâm nhập của những con ve nhỏ trên da. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan từ trẻ sang trẻ khi đang ngủ chung giường, dùng chung đồ hoặc thường xuyên tiếp xúc gần gũi. Các triệu chứng bệnh ghẻ Khị 1 người bị nhiễm ghẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 4-6 tuần sau khi bị nhiễm hoặc bị lây từ người khác. Các triệu chứng bị ghẻ bao gồm: •    Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. •    Phát ban giống như mụn nhọt đỏ, đôi khi có thể nhìn thấy lỗ. •    Có vảy hoặc mụn nước •    Vết loét do gãi •    Ngứa dữ dội Ở trẻ 2 tuổi, khi bị ghẻ phát ban thường có xu hướng xuất hiện trên đầu, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ lớn 2 tuổi, phát ban thường nằm ở bất kỳ nơi nào như tay, giữa các ngón tay, cổ tay, khu vực quanh cạp quần, đùi, lỗ rốn, vùng háng, vùng ngực và nách.  Bệnh ghẻ lây lan như thế nào? Bệnh ghẻ thường lây lan qua sự tiếp xúc da kề da kéo dài hoặc thường xuyên, khiến con ve có thời gian bò từ người này sang người khác. Các vật dụng cá nhân dùng chung, như giường hoặc khăn tắm, thú bông cũng có thể là mầm mống lây bệnh. Bệnh ghẻ có thể được truyền dễ dàng giữa các thành viên trong gia đình hoặc bạn tình. Con ghẻ không thể nhảy hay bay, và nó bò rất chậm. Do đó, ve ghẻ không có khả năng lây lan qua một cái bắt tay hoặc ôm nhanh chóng và phải là sự tiếp xúc lâu hơn nữa. Điều trị bệnh ghẻ Bệnh ghẻ có thể điều trị được và việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tuổi tác của con bạn. Các lựa chọn điều trị bao gồm: •    Sử dụng kem theo toa và kem dưỡng da như permethrin •    Uống thuốc để diệt ve •    Uống thuốc kháng histamine bằng đường uống để giúp giảm ngứa •    Sử dụng các loại thuốc khác trên da khi cần thiết Các phương pháp tránh ghẻ bao gồm: •    Cắt móng tay của con bạn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. •    Giặt tất cả quần áo và khăn trải giường trong nước nóng và sấy khô trong máy sấy nóng. •    Quần áo và các đồ vật khác không thể giặt nên được đặt trong túi nhựa ít nhất 1 tuần. •    Ngứa có thể tiếp tục trong nhiều tuần sau khi điều trị ban đầu. Nếu bệnh ghẻ vẫn kéo dài hoặc nếu các hang mới xuất hiện, bạn cần tiếp tục đưa con đi khám để đẩy lùi bệnh ghẻ. •    Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ghẻ bằng cách giặt đồ vải lanh, khăn, quần áo và đồ chơi mềm và áp dụng cho tất các các thành viên trong gia đình trong cùng 1 lúc, ngay cả khi gia đình chỉ có 1 người bị ghẻ. •    Cho con bạn ở nhà cho đến khi trẻ hoàn thành 2 lần điều trị để hạn chế lây lan và khó chấm dứt mầm móng ghẻ.    Biến chứng của bệnh ghẻ Cơn ngứa dữ dội của bệnh ghẻ sẽ khiến trẻ không thể không gãi. Gãi thường xuyên có thể tạo ra vết loét dễ bị nhiễm trùng. Chốc lở là loại Nhiễm trùng da do vi khuẩn, là biến chứng phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Loại nhiễm trùng này thường được điều trị bằng kháng sinh.