Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tuần khủng hoảng - The Wonder Week【“Bước nhảy Alpha” thứ 2 trong sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh】

Lần thứ 2 này, sự giúp sức tốt nhất mà mẹ có thể đem lại cho con đó là quan sát con nhiều hơn, để phát hiện ra con đang tập các kỹ năng nào, sau đó tích cực giao lưu với con để con làm quen hơn với các kỹ năng đó. Các mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để giúp con vượt qua được thời đi

Trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên sẽ là năm mà bé phát triển nhanh nhất trong cả cuộc đời. Tuy nhiên, não bộ của trẻ lúc này không phát triển theo tuyết tính mà phát triển theo mô thức thức gần giống như “bước nhảy alpha”. Mỗi thời điểm chuẩn bị cho kỳ nhảy vọt đó, trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu bất thường, hay quấy khóc, không chịu ăn... Những biểu hiện này sẽ dễ khiến mẹ lo lắng liệu con nhỏ có đang gặp vấn đề nào về sức khỏe. Nếu mẹ hiểu được đây chỉ là thời điểm mà bộ não của con đang có bước phát triển nhanh chóng và quan trọng thì sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều. Đồng thời cũng sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với tuần khủng hoảng của trẻ.     【“Bước nhảy Alpha” thứ 2 trong sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh】 Bảo bối nhà chúng ta đã sắp được 2 tháng tuổi rồi, cũng tương đương với tuần thứ 8 sau sinh, vào lúc này, “bước nhảy alpha” trong các kỳ phát triển não bộ của con sẽ diễn ra lần thứ 2. Bài viết trước: Tuần khủng hoảng - The Wonder Weeks:【Kỳ 1: “Bước nhảy Alpha” trong sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh】 Tại thời điểm này, em bé đã phát hiện ra những phương thức mới để nhận thức thế giới, bé có thể khám phá những đồ vật xung quanh và hình dạng đơn giản của các bộ phận trên cơ thể mình. Điều này không chỉ giới hạn ở thị giác, mà còn nhiều giác quan khác. Ví dụ, em bé tự tìm thấy tay và chân, sau đó sẽ cố gắng hết sức để làm cho tay và chân của mình ở một tư thế nhất định, hoặc liên tục phát ra các âm thanh như a, o, e. Do đó, những khám phá và thay đổi này khiến bé cảm thấy thế giới rất khó hiểu và choáng ngợp. Tất cả các nhận thức của bé đều khác với trước đây, vì vậy bé cần có thời gian để thích nghi. Lúc này, một môi trường an toàn và quen thuộc với bé sẽ là rất quan trọng, cho nên anh chàng nhỏ bé sẽ tự nhiên bám dính lấy mẹ mình không buông, bước nhảy vọt này sẽ kéo dài khoảng một đến hai tuần. Những tín hiệu Khi bước nhảy vọt thứ 2 đến, biểu hiện nhu cầu của em bé sẽ rất mạnh mẽ. Con sẽ sử dụng tiếng khóc mạnh mẽ để thể hiện sự khó hiểu của mình và yêu cầu sự chú ý. Mẹ sẽ nhận thấy sự mệt mỏi và muốn bỏ cuộc khi không biết cách nào tốt hơn để dỗ dành con nín khóc. Em bé cần tiếp xúc gần gũi về thể xác vào thời điểm này, vì vậy bé rất muốn ngủ trong vòng tay của mẹ, càng ôm chặt, em bé càng an tâm. (Điều này gợi lên một số những quan điểm chăm sóc con nhỏ rất phổ biến trên mạng hiện nay: "Để tạo thói quen tốt cho em bé, không bế bồng dỗ dành khi bé khóc, khi nào bé nín khóc thì bế ", tôi không biết nguồn gốc của quan điểm này, nhưng cá nhân tôi không đồng ý. Nếu hành vi phù hợp với lứa tuổi của em bé được sửa thành hành vi xấu, thì ảnh hưởng trực tiếp sẽ là tâm lý của em bé. Khi em bé nhà tôi đang trong giai đoạn nhảy vọt thứ hai, dĩ nhiên, tôi đang bế bé gần như cả ngày lẫn đêm, tất nhiên con cũng không có thói quen xấu khi không bế thì con sẽ khóc bao giờ.) Sau đây là những tín hiệu cơ bản cho bước nhảy vọt thứ hai của bé: * Em bé cần mẹ phải toàn tâm toàn ý quan tâm mình, không thích nằm trong cũi. Bé muốn mẹ ôm, nhìn bé, nói chuyện với bé, trêu chọc bé... * Thể hiện sự rụt rè khi đối mặt với người lạ. Chẳng hạn, bé thích cười với mẹ khi mẹ chuyện trò, nhưng khi thấy người lạ, thật khó để làm bé cười. * Bé không thèm ăn, bắt đầu thích mút ngón tay cái. Bé bú sữa ít hơn bình thường, nhưng thích liếm núm vú giả hoặc núm vú của mẹ, chỉ cần rút núm vú ra là con bắt đầu mè nheo đòi lại. Vào thời điểm này, các mẹ thường tưởng rằng sữa của mình không đủ cho con bú, hay ít sữa. * Thích gắn bó với mẹ. Chẳng hạn, khi mẹ đặt bé xuống, bé sẽ túm quần áo hoặc tóc của mẹ bằng một bàn tay nhỏ; * Ngủ không ổn định; * Khóc, vẫn là hay khóc. Cũng vì như vậy, bé con sẽ khiến mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lo lắng và đôi khi mất kiểm soát. Thậm chí, tôi còn từng nghe qua một mẹ nói rằng “ Thật sự rất khó để kiểm soát bản thân mỗi lúc con như vậy, vì cơ thể đang mệt mỏi rồi, lại không biết nên làm gì, có những lúc suy nghĩ nảy ra một số ý rất xấu xa, thậm chí muốn đem con đi nhờ người khác nuôi”     Trẻ sơ sinh khoảng hai tháng tuổi bắt đầu nhận thức bằng nhiều phương pháp khác nhau như cách nghe, nhìn, ngửi, chạm và nếm. Trẻ có thể nhận ra hình dạng, cấu trúc, v.v. thường xuất hiện. Ví dụ, trẻ thấy rằng bàn tay nhỏ bé thuộc về mình. Ở thời điểm này, em bé có thể điều khiển hành vi của mình trong một phạm vi nhỏ hơn trên cơ thể. Ví dụ, trẻ sẽ nháy mắt, phát ra âm thanh cổ họng, ánh mắt tập trung hơn, v.v ... Em bé sẽ không còn như lúc mới sinh nữa, không chỉ đầu cử động, mà cơ thể và tay chân cũng đang tiến triển cử động các hành vi theo ý muốn. Trong thời kỳ này, một số phản xạ không ý thức tại thời điểm em bé chào đời đã bắt đầu biến mất, chẳng hạn như phản xạ nắm bắt, phản xạ mút, v.v. Sau bước nhảy vọt thứ hai của não, bé sẽ có những thay đổi sau đây và thành thạo các kỹ năng mới sau: (Lưu ý rằng những khả năng này không hẳn là tất cả những gì bé có thể làm, mà chỉ là một phần của nó và dần dần cải thiện) 1. Kiểm soát cơ thể * Quay đầu có ý thức về hướng gây sự chú ý * Có ý thức về nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc nằm sấp  * Đá chân, vẫy tay * Ngẩng đầu và nâng ngực lên khi được nằm sấp * Có thể làm tư thế ngồi khi có mẹ giữ * Khi nằm, bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia để quan sát * Biết co chân mày 2. Điều khiển tay * Dần biết cầm, đập vào đồ chơi * Cố gắng bắt các đồ vật nhỏ hơn, nhưng vẫn chưa thể nắm bắt được * Khi mẹ đặt đồ chơi bên cạnh con, con sẽ đặt tay lên nó * Tay đang cầm đồ chơi sẽ bắt đầu thử lắc lắc * Bé sẽ dùng tay chạm vào đồ vật hoặc người nào bé quan tâm 3. Khả năng nhìn * Nhận thức được bàn tay, bàn chân, đầu gối của chính mình * Quan sát gia đình, người thân di chuyển hoặc làm việc * Thích xem hình ảnh thay đổi trên màn hình TV, màn cửa sổ * Có thể phát hiện và theo dõi thấy các vật phát sáng * Thích nhìn ngắm các hình dạng phức tạp hay tổ hợp màu sắc, chẳng hạn một bức tranh trừu tượng * Thích xem cử động khuôn mặt của người lớn, lắng nghe người lớn trò chuyện 4. Khả năng nghe và "nói" * Thích nghe nhiều loại âm thanh, đặc biệt là âm cao * Thích phát ra âm thanh a, o, e, m hoặc các âm khác để tự lắng nghe * Cười hoặc "trò chuyện" với món đồ chơi dễ thương * Cố ý phát ra một âm thanh cổ họng để gây sự chú ý * Thử phát ra âm thanh cổ họng để ngắt lời người khác đang trò chuyện Vẫn cần nhắc nhỏ các mẹ một chút, đùng so sách bé yêu nhà mình với bé nhà người khác, ví dụ các bé nhà khác biết lẫy rồi, bé nhà mình thì vẫn chưa khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Trên thực tế thì hoàn toàn không cần thiết, mỗi đứa trẻ đều có quyền được dựa vào kha năng và hứng thú của mình để lựa chọn bé sẽ biết làm gì trước, điều mẹ nên quan tâm hơn đó là, khi nhận thấy bé làm được những kỹ năng mới nào thì tích cực giúp con làm tốt hơn những kỹ năng đó là được rồi.     Làm gì để giúp con trải qua “Bước nhảy Alpha”thứ 2 này? Lần thứ 2  này, sự giúp sức tốt nhất mà mẹ có thể đem lại cho con đó là quan sát con nhiều hơn, để phát hiện ra con đang tập các kỹ năng nào, sau đó tích cực giao lưu với con để con làm quen hơn với các kỹ năng đó. Các mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để giúp con vượt qua được thời điểm này một cách tốt nhất nhé! 1. Hướng dẫn con rèn luyện cảm giác * Giúp bé khám phá thế giới bằng đôi mắt của mình. Ví dụ, cho bé xem một bức tranh rõ nét và từ từ di chuyển nó trong phạm vi thị giác của bé để cho bé theo dõi nó, cho bé thấy những gì bé thích. (So với đồ chơi, thì bé sẽ thích thú hơn với đồ thật, chẳng hạn như một cuốn sách, kính, vật nuôi, vv) * Giúp bé khám phá thế giới bằng xúc giác. Ví dụ, khi em bé vươn ra và muốn bắt một thứ gì đó xung quanh, bàn tay nhỏ sẽ lần lượt từng ngón tay, khi bé không thể tự mình nắm lấy, mẹ sẽ đặt đồ chơi gần hơn, để bé có thể chạm vào nó bằng bàn tay của mình * Giúp bé khám phá thế giới bằng thính giác. Lúc này, bé thích giọng nói của chính mình, vì vậy khi bé cố gắng sử dụng âm thanh phát ra để gây sự chú ý, mẹ phải chủ động trả lời và trò chuyện với bé. Điều này sẽ khiến bé hiểu rằng phát ra âm thanh là một công cụ quan trọng. Các mẹ cần chú ý đừng chủ động nói chuyện với em bé không ngừng. * Giúp bé khám phá thế giới thông qua thay đổi tư thế cơ thể. Ở tuổi này, em bé thích bế lên, còn có bé thích được mẹ giúp ngồi dựng dậy. Tất nhiên việc kiểm soát cổ chưa được tốt, vậy nên mẹ cần bảo vệ đầu và cổ của bé. Điều này là do mỗi tư thế khác nhau là một trải nghiệm hình thức mới cho em bé khi thay đổi tư thế. Bé thậm chí còn thích được giữ ở tư thế mới này lâu hơn.  2. Chơi trò chơi với bé. Dưới đây là một vài gợi ý về trò chơi. Điều mà các bà mẹ nên chú ý là, trước hết, để hiểu cách bé thích khám phá thế giới, chọn trò chơi phù hợp và không ép bé những trò chơi mà bé không thích. * Tạo đủ điều kiện cho bé chơi bằng tay và chân. Ví dụ, đặt em bé lên một tấm thảm lớn cho phép bé di chuyển hoàn toàn. Nếu không gian đủ ấm, hãy cố gắng để bé chơi khỏa thân. Bạn cũng có thể đeo dây đeo có màu vào cổ tay và cổ chân bé. Tất nhiên, mẹ phải chú ý giám sát chặt chẽ trong quá trình bé chơi nhé! * Thư giãn trò chuyện. Giao tiếp bằng mắt với bé, thư giãn và trò chuyện với bé, chỉ cần nói điều gì đó, chẳng hạn như bé rất đẹp, mắt con rất sáng, những gì đang xảy ra hôm nay, kế hoạch của bạn, v.v., điều quan trọng là chú ý vào giọng điệu và giọng nói của mẹ, đặc biệt là hãy chắc chắn để cho bé có một chút thời gian hồi đáp, đừng nói liến thoắng mà không dừng lại. * Trò chơi trong nhà. Rất đơn giản, bất kỳ em bé nào có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng, mẹ có thể chỉ cho em bé, cho bé chạm vào nó và nói với bé về thứ đó, em bé sẽ rất vui và hứng thú. * Kéo lên và ngồi dậy. Với tiền đề phải đảm bảo an toàn, người mẹ nằm dựa vào đầu giường, để em bé nằm lên bụng và đùi của mẹ, kéo phần nách và tay bé từ từ dựng thành tư thế nửa ngồi, sau đó cố gắng ngồi, đầu của em bé chưa thể vững được nên mẹ có thể dùng đùi làm điểm tựa cho đầu và cổ của bé. 3. Đồ chơi giúp bé yêu khám phá “Hình hài thế giới” * Khi bé nằm ngửa, có thể chuẩn bị đồ chơi treo bên trên để bé nhìn, những đồ chơi này nên là dạng có thể động, di chuyển hay lắc lư. * Chuông nhạc có thể di chuyển hay lắc lư * Có thể cho bé cầm nắm các trò chơi khi lắc phát ra âm thanh, hoặc các trò chơi có các bề mặt tiếp xúc khác nhau để bé cảm nhận. * Mẹ chính là “đồ chơi” tuyệt nhất đối với con     “Bước nhảy Alpha”  thứ 2 trong chu kỳ phát triển não của bé hoàn thành: Ước chừng ở tuần thứ 10 thì kỳ 2 này sẽ kết thúc, mẹ sẽ nhận thấy, trẻ bắt đầu có dấu hiệu của kỹ năng tự chủ độc lập hơn, trẻ đối với môi trường xung quanh, con người, đồ vật, các loại vật thể khác nhau đều rất có hứng thú, hình như bé đã hiểu hơn về rất nhiều thứ xung quanh, và hơn thế, bé đã có thể nằm trên giường và tự chơi một lúc rồi đó. Bài viết liên quan nên tham khảo: Cẩm nang wonder weeks - Ơn giời, "bản tin dự báo thời tiết" về các đợt khó ở quấy khóc của con đây rồi! Nguồn tham khảo: KKNEWS.cc