Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 40 tuần tuổi】Mẹ đã sẵn sàng gặp con yêu?

Đây là tuần mà em bé của bạn có để sẽ chui ra bất cứ lúc nào, nhưng bé có thể vẫn thích thú ở thêm trong bụng mẹ một vài tuần nữa. Mặt khác, đây cũng có thể là khoảnh khắc bạn và bé chờ đợi để chào đời.

Em bé của bạn Đây là tuần mà em bé của bạn có để sẽ chui ra bất cứ lúc nào, nhưng bé có thể vẫn thích thú ở thêm trong bụng mẹ một vài tuần nữa. Nếu lúc này bạn vẫn chưa chuyển dạ sinh, bạn nên gặp bác sĩ để theo dõi chặt chẽ hơn về nhịp tim và chuyển động của bé, để bạn biết rằng mọi thứ đều ổn.  * Thai nhi tuần thứ 39: Bé yêu lớn bằng quả dưa hấu xinh xắn Mặt khác, đây cũng có thể là khoảnh khắc bạn và bé chờ đợi để chào đời. Tại thời điểm này, nhau thai vẫn đang cung cấp các kháng thể mà bé sẽ cần để chống lại nhiễm trùng trong sáu tháng đầu đời. Sau khi được bú sữa, bé sẽ được cung cấp nhiều kháng thể hơn để tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là trong sữa non.  Khi sinh ra, bạn sẽ nhận thấy em bé vẫn đang tư thế hơi cuộn tròn, đó là sự thích nghi quen bên trong bụng mẹ trong cả một quãng đường dài. Phải mất 1 lúc em bé mới nhận ra mình có thêm không gian để trải người ra. Tuy vậy, để thích nghi với cảm giác bên ngoài bé phải cần nhiều thời gian hơn, đó là lý do tại sao nhiều bé sơ sinh thích được quấn tã hơn.  Tầm nhìn của em bé chỉ phát triển đủ để nhìn khoảng 2,5cm, đó là lý do bé sẽ không thể nhìn rõ khuôn mặt của bạn khi mới sinh ra, tuy nhiên bé có thể nhận ra âm thanh của giọng nói của bạn. Trong những giai đoạn cuối của thai kỳ, những câu chuyện bạn kể hoặc những bài hát bạn thường hát sẽ lưu lại trong trí nhớ của bé.  Cơ thể mẹ  Nếu trong giai đoạn này bạn vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt, bạn đừng lo lắng mà hãy bình tĩnh lấy tinh thần. Miễn là bạn nhận thấy em bé vẫn ổn và vẫn đang chuyển động đều trong bụng. Cố gắng tận dụng những bài tập về sinh sản, kỹ thuật và thao tác chuyển dạ sinh nở và những kỹ thuật rặn đẻ.  Những triệu chứng trong kỳ này thường là những triệu chứng lập lại như những tuần trước như áp lực vùng chậu, đau lưng, mất ngủ, chuột rút và thậm chí là tiêu chảy. Bạn còn có thấy sự thay đổi về niêm mạc cổ tử cung, đó là dấu hiệu thay đổi khi cổ tử cung được mở rộng ra và mỏng hơn. Cổ tử cung tiếp cục mở ra và có thể chảy máu, đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển dạ tích cực hơn.  Nhiều bà mẹ lo lắng về kích thước của bé so với kích thước khu vực vùng chậu của mình. Lo lắng làm sao em bé có thể chui ra qua một không gian nhỏ như vậy? Tuy nhiên, vấn đề không phải là kích cỡ, mà là vấn đề thời gian. Với bản năng của một người mẹ, sự mong đợi em bé bé bỏng ra đời, bạn sẽ biết làm gì trong lúc sinh nở. Hãy bình tĩnh hít sâu thở dài, tận dụng những động tác Kegels bạn đã từng học, đồng thời làm theo hướng dẫn của bác sĩ bạn sẽ biết cách rặn để em bé chui ra.  Những giai đoạn chuyển dạ đón con ra đời Mỗi bà mẹ sẽ có sự trải nghiệm chuyển dạ khác nhau, hầu hết phụ nữ trải qua giai đoạn khởi động chuyển dạ từ 14~20 giờ, trước khi cổ tử cung giãn ra được khoảng 6 cm. Đến giai đoạn mở tích cực hơn, có thể kéo dài 4~8 giờ. Khi bạn nhận ra dấu hiệu chuyển dạ sớm, bạn hãy cố gắng để tâm lý được thư giãn nhất có thể. Bạn có thể đi loanh quanh, tắm nước ấm và hình dung những động tác chuyển dạ bạn từng được học.  Khi cổ tử cung đã mở được khoảng 10 cm, đấy là lúc bạn bước sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Giai đoạn này sẽ nhanh hơn, thường mất nửa giờ cho đến 3 giờ, đòi hỏi khuyến khích những động tắc rặn đẻ để thúc đẩy việc đưa em bé ra ngoài. Tại giai đoạn này, những cơn đau thể chất sẽ dữ dội hơn trước đó.  Bước sang giai đoạn chuyển dạ thứ 3 và giai đoạn cuối cùng em bé được chui ra. Những cơn co thắt vẫn còn khi nhau thai tách ra khỏi tử cung và đi ra ngoài, nhưng mọi thứ thường nhanh hơn và ít khó chịu hơn. Không phải bà mẹ nào cũng lựa chọn đường sinh thường. Nếu biện pháp sinh mổ được áp dụng với bạn, trước tiên bạn sẽ được gây mê để làm tê hoặc đưa vào giấc ngủ trước khi phẫu thuật. Tiếp đó, bác sĩ sẽ rạch vết mổ ở bụng và đưa em bé và nhau thai ra ngoài bằng tay. * Tăng cân thần tốc cho bé trong những tuần cuối thai kì