Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 37 tuần tuổi】Ngón tay của con đang tập cầm nắm mọi thứ

Những ngón tay em bé đã phát triển và khéo léo hơn, bây giờ bé có thể nắm vào các vật nhỏ hơn như ngón chân hoặc mũi. Trong tuần này, bé có trở nên thường xuyên mút ngón tay hơn, giống như bé đang tập luyện cho khả năng bú sữa của mình.

Không lâu nữa, chỉ còn ít ngày là sinh. Chắc hẳn bạn đang vừa vui mừng để chào đón bé ra đời cũng như vừa bối rối giai đoạn này ra sao và bạn cần chú ý những gì đúng không? Dưới đây là những thông tin cơ bản về thai nhi tuần thứ 37 dành cho bạn.  Sự phát triển của thai nhi Những ngón tay em bé đã phát triển và khéo léo hơn, bây giờ bé có thể nắm vào các vật nhỏ hơn như ngón chân hoặc mũi. Trong tuần này, bé trở nên thường xuyên mút ngón tay hơn, giống như bé đang tập luyện cho khả năng bú sữa của mình.    Những trạng thái chuyển động của bé như hít vào và thở ra nước ối, chớp mắt và quay từ bên này sang bên kia, như để tập chuyện cho việc chui ra từ khu vực xương chậu.    Trong giai đoạn mang thai này, phổi của bé đã trưởng thành hơn nhưng không có nghĩa là đã hoàn toàn phát triển. Đồng thời, em bé của bạn trở nên đầy đặn hơn với những ngấn khuỷu tay, vai và mông cũng với những nếp gấp gấp ở cổ và cổ tay.  Cơ thể mẹ lúc này  Lại một mốc mới trong thai kỳ, cũng như những giai đoạn khác, giai đoạn này bạn cũng không thể tránh khỏi một số những triệu chứng    Buồn nôn: Ở một số bà mẹ, buồn nôn khi mang thai khoảng 37 tuần và đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn chuyển dạ. Bạn nên ăn bốn~ năm bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn hơn để tránh việc đầy hơi khó chụi. Ăn những thực phẩm làm từ như gạo, bánh mì nướng hoặc chuối cũng có thể giúp bạn vượt qua những cơn buồn nôn.   Co thắt: Trong tuần này, bạn có thể bắt đầu cảm thấy các cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Những cơn co thắt không đều và biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi vị trí, đây cũng có khả năng là cơn co thắt Braxton Hicks.    Khi bạn nhận ra những cơn co thắt này xảy ra 1 cách thường xuyên hơn, mạnh hơn và không giảm ngay cả bạn thay đổi vị trí, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe để được trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.    Suy tĩnh mạch: Trong thai kỳ, lượng máu tăng thêm cần thiết để hỗ trợ sự phát triển cho bé và cho cả người mẹ. Tuy nhiên, nó đã gây thêm áp lực lên các mạch máu của bạn, đặc biệt là các tĩnh mạch ở chân, nó hoạt động như để chống lại trọng lực để đẩy tất cả lượng máu dư thừa đó trở lại tim. Sưng tứ chi lúc này là điều xảy ra bình thường, thậm chí bạn còn có thể cảm thấy cái mũi của chính mình cũng to hơn nữa.   Để khắc phục những vấn đề về các tĩnh mạch, bạn nên thử ngủ bên trái, đó là vị trí tốt nhất để lưu thông tối ưu. Ngoài ra, hãy thử nâng cao chân của bạn bằng cách đặt một chiếc gối dưới chân của bạn.    Chuột rút chân: Có vẻ như chuột rút chân làm cho bạn đau khổ vào ban đêm, do vậy hãy thử uống nhiều nước hơn vào ban ngày. Ngoài uống nước, bạn nên đảm bảo bạn ăn đủ magiê và canxi.    Vết rạn da: Có vẻ như những vết rạn da trong giai đoạn này đã đạt tới đỉnh điểm, nó hết sức bình thường với tất cả những thai phụ. Đừng lo lắng, chúng sẽ mờ dần sau khi sinh vài tháng và nó cũng là dấu vết như những huy hiệu của niềm tự hào làm mẹ. Gợi ý cho bạn  Không ngừng việc giữ nước: Bạn sợ phù nề? Tuy nhiên, bạn đừng ngừng việc uống nước vì nó luôn cần thiết cho thai kỳ, uống 8 ly nước mỗi ngày là phù hợp.    Siêu âm thai kỳ tuần 37: Lịch siêu âm tùy thuộc vào những dự định của bạn đã đặt ra, nhiều phụ nữ mang thai thường đặt lịch siêu âm khi họ bước vào tuần này. Nếu bạn nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn hoặc em bé di chuyển ít hơn, siêu âm để giúp bác sĩ có xác nhận với bạn rằng mọi thứ đều ổn và không gặp bất kỳ khó khăn nào.    Lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh: Dù thời điểm nào của thai kỳ, thì lời khuyên tập thể dục luôn được khuyến khích. Bạn có thể thực hiện các động tác kéo dài nhẹ nhàng và các bài tập yoga an toàn khi mang thai. Vận động sẽ giúp bạn năng động hơn cũng như làm quen với tác tư thế trong quá trình chuyển dạ.    * Tăng cân thần tốc trong những tuần cuối thai kỳ   Ngoài tập thể dục, bạn đừng quên uống nước, đây là điều cơ bản nhất bạn có thể làm để giữ cho em bé và bạn được khỏe mạnh. Uống nhiều nước vào buổi sáng và buổi chiều, và thư giãn một chút vào buổi tối để hạn chế việc đi vệ sinh quá nhiều vào ban đêm.    Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tiếp tục dù trì chế độ ăn uống lành mạnh và tránh xa đồ sống như thịt sống, rau sống, trứng sống, cá sống, hải sản sống, cá hoặc thịt hun khói, sushi sống và pho mát mềm.    Dưới đây là gợi ý dinh dưỡng dành cho bạn:  • Ăn thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng và giảm thiểu tiêu thụ carbohydrate. • Cần bổ sung đủ canxi để giúp xây dựng hệ thống thần kinh và xương của bé. • Tiếp tục uống vitamin trước khi sinh để duy trì sự phát triển cần thiết của bé. • Hấp thụ protein bằng cách tập chung vào ăn thịt nạc, thịt gia cầm và cá béo. • Đảm bảo nhận được 27 mg sắt mỗi ngày. • Ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thay vì thường xuyên tập chung ăn bữa ăn lớn. • Uống nước đều đặn      Không còn bao lâu nữa để chào đón em bé của bạn ra đời, việc quan trọng bây giờ cần làm là tập chung duy trì sức khỏe và dinh dưỡng. Bạn nên chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, để có đủ sức chăm sóc bé khi bé chào đời. Ngoài ra, nên lập danh sách những gì bạn cần trợ giúp để có thể nhận trợ giúp từ người thân hoặc bạn bè. Khi mọi việc đã được chuẩn bị, bạn sẽ có trạng thái tâm lý thoải mái và hạnh phúc hơn.    * Thai nhi tuần thứ 38: Bé con sẵn sàng để giao tiếp với mẹ qua tiếng khóc the thé của mình