Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH】- Hầu hết các trẻ nhỏ đều mắc phải

Đầu tiên tôi muốn nói là bệnh này hầu như bé nào cũng mắc phải, nhớ đọc kỹ và lưu lại.

Đầu tiên tôi muốn nói là bệnh này hầu như bé nào cũng mắc phải, nhớ đọc kỹ và lưu lại. Có nhiều bạn mong muốn Bs chia sẻ về viêm tai giữa( bs sẽ viết tắt là VTG) để hiểu thêm về căn bệnh này và lý giải tại sao nó cứ tái đi tái lại hoài 😁. Ở các bài viết của Bs thì Bs ít dùng các thuật ngữ chuyên môn để sao truyền tải dễ hiểu nhất cho các ông bố, bà mẹ khi đọc, tiếc là ngày xưa dốt văn lại cộng sai chính tả nhiều mong các bạn bỏ qua 😁😁😁. Ở bài này bs cũng sẽ chia sẻ quan điểm của bs về việc tồn tại các bài thuốc dân gian như thổi tai, nhỏ tai gì gì đó mà các bạn hay truyền tai nhau là ĐÚNG hay SAI? Bs sẽ nói qua một chút về cấu tạo của tai ( các bạn xem thêm hình tôi đính kèm nhé )     Tai có 3 phần chính : 1. Tai ngoài : Phần từ màng nhĩ hắt ra ngoài ( các bạn hay cho bông tai vào ngoáy đó) 2. Tai trong: Phần nằm bên trong ( bạn không nhìn thấy đâu, tò mò xem cái hình bs đính kèm) 3. Có ngoài có trong thì sẽ có phần giữa chính là tai giữa: Là nằm giữa phần tai ngoài và tai trong, ( bs tô đậm màu tím hình đó) có vòi nhĩ thông xuống mũi, họng, miệng. Tai giữa này được ngăn cách với tai ngoài chính là màng nhĩ ( các bạn nhớ phần này) Nguyên nhân gây bệnh : • VTG chủ yếu do siêu vi, vi khuẩn( Hip, phế cầu, liên cầu khuẩn...) do viêm nhiễm vùng mũi, họng như cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm amidan, u vòm họng, trào ngược dạ dày, đôi khi sặc, trớ sữa... cũng gây VTG. Do các bạn thấy Tai giữa có vòi nhĩ nối với mũi, miệng, họng thì đây chính là con đường dẫn vi khuẩn làm cho bé bị VTG, vi khuẩn xâm nhập vào sẽ làm cho tai giữa bị viêm đỏ, đau, xuất tiết dịch mủ làm tăng áp lực tai giữa làm cho màng nhĩ phồng to ra và căng...Con bạn cứ bị bệnh về hô hấp là có thể bị VTG, VTG xuất hiện sau vài ngày khi con bạn bị ho, cúm,... đọc đến đây các bạn đã hiểu được tại sao con mình cứ bị tái lại VTG, Đừng có thắc mắc tại sao con em cứ VTG tái đi, tái lại nhé, không có gì là tự nhiên cả. • Trẻ bị VTG tập chung chủ yếu từ độ tuổi 6 tháng đến 2 tuổi, ở giai đoạn này vòi nhĩ nằm ngang rất gần với mũi họng, mà ở giai đoạn này cũng là thời điểm vàng của bệnh hô hấp trẻ càng bị nhiều và dày hơn. Ở độ tuổi này phải quan tâm đặc biệt đến VTG vì trẻ đang học ngôn ngữ liên quan đến nghe rất là nhiều, phải phát hiện sớm và điều trị tích cực nếu không muốn bé bị điếc, suy giảm sức nghe và chậm phát triển ngôn ngữ. • Trẻ sống trong môi trường trật trội, đông đúc, bí bách quá, hút thuốc lá, khói bụi... • Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân... Triệu chứng nhận biết khi con bị VTG: • Trẻ chưa biết nói thì không có biết kêu đau, quấy khóc đột ngột đặc biệt là ban đêm khi trẻ nằm xuống. Đau đâu sờ đấy nhất là trẻ trên 6 tháng( lúc này trẻ đã chỉ huy được cái tay) thì trẻ đau tai nào sờ tai đấy, trẻ đưa tay lên đập đập vào tai, hoặc cầm vành tai bứt, dùng ngón tay chọc tai hoặc trẻ sẽ dụi phần tai đau xuống gối, thảm vị trí bé nằm...Nhất là trẻ đang kèm theo cúm, hắt hơi sổ mũi, ho thì coi chừng. • Trẻ đa số sẽ sốt kèm quấy khóc rất là ghê, trẻ dưới 4 tháng tuổi thì cảm giác đau của bé lại chưa rõ ràng và chưa biết sử dụng tay để biểu hiện vị trí đau thì chú ý thấy trẻ quấy khóc, hay vô tình chạm tay vào tai bé mà bé khóc thét lên, còn đa số để chảy mủ ra ngoài rồi thì mới phát hiện ra bé bị VTG. • Trẻ 1 tuổi trở nên thì gãi tai, bứt tai, trẻ 2 tuổi thì khóc nói nó đau tai. • Bs cũng gặp một số bạn rất lì nhé, chịu đau tốt lắm 😁 chảy mủ ra mới biết. Có bé thì mồm như cái loa làng chưa chạm hơi đau xíu gào ầm lên. 👉 Tóm gọn lại : Chỉ cần trẻ đang bị bệnh hô háp mà có dấu hiệu trên thôi là bế trẻ đi khám ngay.     Điều trị VTG: Viêm tai giữa có cần dùng kháng sinh không? Chắc chắn là có dùng kháng sinh, một bên hay là 2 bên, nặng hay nhẹ nhất là đối với trẻ dưới 18 tháng, Điều trị VTG không có gì khó nhưng sẽ khó đối với bé sử dụng kháng sinh quá nhiều, nhờn thuốc và kháng thuốc... Bs có xem ở bên Mỹ đó thì nếu trẻ viêm nhẹ một bên mà độ tuổi từ 6 đến 18 tháng họ sẽ theo dõi 48 tiếng nhưng...đa số cũng sẽ thất bại, đấy điều kiện họ tốt đi lại dễ chứ như Việt Nam mình mà theo dõi 48h thì đi lại cũng đủ 48h chết mệt bé, tội gia định. Trẻ trên 2 tuổi rồi, sức đề kháng bé tốt thì cần phải cân nhắc kĩ có dùng kháng sinh hay không, trẻ sốt nhẹ, không quấy khóc thì cần theo dõi 48h, trong thời gian này trẻ sốt cao, quấy khóc, chảy mủ...thì theo dõi là thất bại và dùng kháng sinh. • Thuốc: Dùng kháng sinh và hạ sốt 1. Amocilin 90mg/kg chia 2 lần/ ngày : dùng 10 ngày đối với trẻ dưới 2 tuổi và 7 ngày trẻ trên 2 tuổi áp dụng trẻ chưa vỡ mủ, còn nếu trẻ đã chảy mủ ra rồi thì uống káng sinh đúng đủ 10 ngày áp dụng mọi đối tượng. 2. Nếu bé đã sử dụng Amocilin, cefacilin rồi sau 3 tháng không đỡ sẽ dùng Augmentin kết hợp với thuốc khác, hoặc tùy bé mà dị ứng thuốc này thuốc kia thì bs có chỉ định riêng. 3. Thuốc giảm đau : hapacol, pracetamol, ibuprofen... 🔥Lưu ý :Ngoài ra không dùng thêm thuốc gì khác như thông mũi, histamin, kháng viêm gì gì đó, rồi trẻ chảy mủ tai không cần dùng xịt tai gì đó, nếu màng nhĩ chưa thủng dịch mủ chưa chảy ra ngoài thì tuyệt đối không nhỏ, xịt, thổi gì đó vào tai. Tai giữa và tai ngoài được ngăn cách bởi màng nhĩ nếu màng nhĩ con bạn chưa bị thủng mà ai đó bảo con bạn đi thổi tai với 1 phương pháp dân gian nào đó thì là tào lao, vớ vẩn kể cả có thủng đi nữa thì phương pháp đó không có căn cứ khoa học nào. Một ai đó bảo rằng con tôi đã chữa khỏi bằng phương pháp đó thì chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi con người đó điều trị đã sắp khỏi, nhưng sốt ruột không biết và đưa con đến thì nghĩ rằng phương pháp đó đã giúp con mình khỏi. Nếu bé đau đớn quá bác sĩ sẽ dùng chế phẩm gây tê tạm thời nhỏ vào tai bé để bé dễ chịu. • Dùng thêm men vi sinh cho bé đang rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. 👉 Mỗi bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, vẽ vời khác nhau và tùy vào độ bệnh của con bạn nữa. Hậu quả của VTG cấp tính 1. Khả năng nghe của bé bị giảm, bị điếc nhất là bé dưói 2 tuổi hay bị chích màng nhĩ, đặt ống thông màng nhĩ. 2. Biến chứng viêm tai xương chũm. 3. Nhiễm trùng nhiễm độc, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch... Phòng viêm tai giữa : 1.Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh. 2.Giữ ấm cho trẻ. Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi. 3.Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em. Tóm lại, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể chữa trị được và không gây biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ. Bs. Huy ( Nhi TW)