Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 34 tuần tuổi】Con yêu đang tò mò về giọng nói của bạn

Bước vào tuần thứ 34, em bé tò mò của bạn sẽ cảm thấy tò mò khi nghe thấy giọng nói của bạn, thậm chí bé còn biết lắng nghe khi bạn nói chuyện. Do vậy, đây là thời điểm bạn nên tiếp tục kể truyện hoặc hát ru cho bé nghe nhé!

Sự phát triển của bé Bước vào tuần thứ 34, em bé tò mò của bạn sẽ cảm thấy tò mò khi nghe thấy giọng nói của bạn, thậm chí bé còn biết lắng nghe khi bạn nói chuyện. Do vậy, đây là thời điểm bạn nên tiếp tục kể truyện hoặc hát ru cho bé nghe nhé!  Nếu như trong tuần trước em bé của bạn to như quả dứa, thì trong tuần này bé đã to như quả bí ngô rồi. Bé càng lớn hơn, đồng nghĩa với việc bé càng có ít không gian trong bụng hơn. Những cử động của bé cũng trở nên ''chật chội'' hơn, bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn những lúc bé cong người uốn éo, cả những vết tỳ của bàn tay hoặc bàn chân bé lộ trên bụng của bạn.  * Tăng cân thần tốc cho bé trong những tuần cuối thai kỳ Cơ thể mẹ Tăng tiết dịch âm đạo: Giai đoạn mang thai của bạn đang phát triển, sự gia tăng nồng độ estrogen sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Lưu lượng máu nhiều hơn kích thích màng nhầy của cơ thể, dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo. Sự tiết dịch này còn có mục đích giúp loại bỏ các tế bào chết khỏi âm đạo, bảo vệ ống sinh sản khỏi bị nhiễm trùng và duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong âm đạo.  Khi quan sát, bạn sẽ thấy tiết dịch âm đạo mỏng, trắng đó là dấu hiệu của thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nếu nó sần hoặc dày, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa ngáy hoặc có mùi tanh.  Mặc quần lót với lớp lót cotton thoáng khí sẽ giúp bạn có cảm giác khô thoáng, hạn chế mùi. Giữ sạch sẽ và khô ráo vùng kín giúp giữ cho vi khuẩn cân bằng để ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.  Táo bón: Táo bón trong thai kỳ thường gây ra bởi hormone thay đổi, progesterone làm cho các cơ trong ruột thư giãn, cho phép thức ăn bám quanh lâu hơn trong đường tiêu hóa. Điều này khiến cho thời gian để các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và đến được em bé của bạn được kéo dài hơn, nhưng mặt khác nó lại khiến cho sự tiêu hóa thức ăn bị mắc kẹt lâu hơn.  Không những vậy, tử cung mở rộng của bạn cũng chiếm lĩnh không gian của ruột, làm hạn chế sự hoạt động bình thường của nó, góp phần gây ra sự táo bón. Chiến thuật tốt cho việc giảm táo bón bao gồm uống nhiều nước, nước ép mận hoặc các loại nước ép trái cây khác, cũng như ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc. Ngoài ra, hãy thử đi bộ hoặc các bài tập nhẹ nhàng để giúp hệ tiêu hóa của bạn. Cuối cùng, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn thay vì một vài bữa ăn lớn có thể cải thiện tiêu hóa của bạn. Sưng mắt cá chân và bàn chân: Không có gì lạ lẫm khi nhiều phụ nữ bị sưng ở mắt cá chân và bàn chân ở giai đoạn mang thai này, do sự tích tụ các mô trong các tĩnh mạch tăng.  Giảm thời gian đứng sẽ giúp giảm sưng chân, bạn nên hạn chế đứng lâu nếu có thể. Ngoài ra, khi bạn ngồi xuống, bạn có thể gác chân lên gối. Đối với những lúc bạn cảm thấy khó chịu vì sưng và bạn không thể ngồi, bạn nên đi loại giày hỗ trợ sẽ giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu. Khi ngủ, hãy thử ngủ nghiêng về phía bên trái, nó giúp giữ cho thận hoạt động tốt, giúp loại bỏ chất thải và giảm sưng. Ngực to căng: Ngực có thể trở nên đầy đặn hơn khi bạn bước vào vài tuần cuối của tam cá nguyệt thứ ba, đây cũng là lúc ngực của bạn to ra để chuẩn bị việc cung cấp sữa cho bé. Khi da căng ra, có thể gây ra một số khó chịu như ngứa da. Do vậy, đừng quên rằng một chiếc áo ngực vừa vặn cũng có thể giúp ích cho bạn. Mặt khác, sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tốt có thể giúp cho da bạn dễ chịu hơn bởi sự ngứa ngáy khi căng da.  Đau lưng: Với nhiều phụ nữ mang thai, đau lưng thường xảy ra sớm trong thai kỳ tuần thứ 18 hoặc đầu tam cá nguyệt thứ hai. Không dừng ở đó, nó có thể kéo dài và thậm chí tồi tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba và cho đến khi bạn sinh con. Điều này xảy ra khi 1 loại hormone gọi là relaxin, nó đã khiến cho dây chằng của các khớp ổn định khác trong xương chậu được nới lỏng, để cho phép em bé đi qua dễ dàng hơn trong khi sinh. Không chỉ vậy, khi trọng lượng được đè nặng hơn lên khiến lưng cong hơn bình thường để phù hợp với tải trọng, dẫn đến cơ bắp bị căng và khiến bạn cảm thấy đau nhức, cứng lại. Giải pháp giúp bạn bớt đau là bạn nên chú ý và quan sát tư thế khi bạn ngồi, tránh nằm dài quá lâu hoặc ngồi bắt chéo chân. Cho dù bất cứ nơi đâu, bạn nên sử dụng loại ghế có đỡ lưng, cánh tay thẳng, và đệm. Mặt khác, khi phải ngồi hoặc đứng, bạn nên nghỉ giải lao giữa các trạng thái, tức là tránh ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu. Tránh khuôn vác những vật nặng, đi giày dép thiết kế phù hợp để hỗ trợ cơ bắp.  Lời khuyên cho bạn  Cung cấp caxi: Canxi giúp hình thành và làm cứng xương và răng của bé, vì vậy, cung cấp đủ canxi khi mang thai là ưu tiên hàng đầu, nó đem lại sức khỏe của bé và cho chính bạn. Uống vitamin trước khi sinh của bạn có thể chứa canxi, nhưng ăn thực phẩm giàu canxi cũng rất quan trọng. Ngoài sữa, sữa chua và phô mai ra, các sản phẩm khác có chứa canxi như cá mòi, bông cải xanh và nước ép cũng giúp tăng cường canxi.  Đừng ăn quá nhiều muối mặn: Một lượng muối vừa phải thực sự giúp cơ thể bạn điều tiết chất lỏng và giảm đáng kể lượng natri không tốt cho em bé, nếu ăn mặn nó thậm chí có thể làm tăng sự sưng phù lên.  Tăng sức mạnh cho bản thân: Bằng cách đi bộ nhanh, lớp yoga, bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất không chỉ tăng sức mạnh cơ thể cho bạn, nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn để chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.  Bảo vệ đôi mắt: Mắt của bạn có thể cảm thấy khô và nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy hãy sử dụng kính râm khi gặp ánh nắng chói chang và chuẩn bị sẵn thuốc nhỏ mắt tiện dụng.  Đặt lịch khám: Làm các xét nghiệm và khám như đo nhịp tim của bé chẳng hạn. Những xét nghiệm này giúp bác sĩ xác nhận rằng em bé phản ứng tốt và phát triển mạnh. Đếm chuyển động của bé: Bạn có thể kiểm tra chuyển động của em bé bằng cách đếm lượt đá, bạn hãy xem bé mất bao nhiêu thời gian để di chuyển 10 lần (thường là một giờ hoặc ít hơn). Sau đó kiểm tra lại mỗi ngày để đảm bảo thời gian gần đúng là khá giống nhau. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi nào khiến bạn cảm thấy bất thường hoặc lo lắng.  * Thai nhi tuần thứ 35: Bé của bạn mũm mĩm hồng hào