Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Con bú mãi vẫn đói, mẹ bị tắc tia sữa, nứt đầu gà...Các mẹ đã biết cho con bú đúng khớp bú chưa?

Một trong những điều quan trọng cần chú ý khi nuôi con bằng sữa mẹ chính là đảm bảo khớp bú đúng. Điều này không hề đơn giản với những người lần đầu làm mẹ. MamiBuy sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề này với các mẹ nhé!

Một trong những điều quan trọng cần chú ý khi nuôi con bằng sữa mẹ chính là đảm bảo khớp bú đúng. Điều này không hề đơn giản với những người lần đầu làm mẹ. MamiBuy sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề này với các mẹ nhé!   1. Khớp bú đúng Khớp bú hay chính là khớp ngậm của trẻ khi bú mẹ. Khớp bú đúng có các đặc điểm sau: - Cằm của bé cắm sâu vào bầu vú của mẹ - Đầu bé ngửa, lưỡi đẩy ra phía trước, phủ lên phần nướu phía dưới - Miệng bé mở rộng, ngậm hết toàn bộ phần quầng vú của mẹ (không chỉ ngậm mỗi phần đầu núm vú mẹ), hai môi bé trề - Bé ngậm quầng vú dưới sâu hơn quầng phía trên, đỉnh đầu ti của mẹ nằm sát vòm họng trên của bé - Mẹ nghe thấy tiếng bé nuốt sữa. Ban đầu khi sữa chưa ra đều, có thể bé bú nhiều nhịp hơn rồi mới nuốt, sau đó mẹ sẽ thấy trẻ nuốt đều đặn hơn sau 1 -2 nhịp mút - Khi bé bú đúng khớp, mẹ không bị đau rát, khó chịu. Khi bé dừng bú, khớp bú chắc, không tuột   2. Ảnh hưởng của khớp bú sai với mẹ và bé Khi bé không bú đúng khớp bú, lượng sữa bé bú sẽ không được nhiều do núm ti mẹ chỉ có các ống dẫn sữa trong khi nang sữa lại nằm khu vực quầng bú trở về sau, điều này đồng nghĩa với việc bé chỉ nhận được lượng sữa trong ống dẫn sữa. Chính vì thế, cữ bú của bé sẽ kéo dài hơn và mẹ sẽ băn khoăn với câu hỏi tại sao bé bú mãi mà vẫn đói, vẫn đòi bú thêm. Quan trọng hơn, việc bé không bú được tối đa lượng sữa trong ngực tạo tín hiệu giả cho cơ thể hiểu là lượng sữa sản xuất ra dư thừa. Từ đó, cơ thể tự điều chỉnh giảm lượng sữa đi, mẹ càng lo lắng hơn khi thấy mình ít sữa. Không những thế, bé bú sai khớp còn làm mẹ gặp các vấn đề như tắc tia sữa, nứt đầu gà, thậm chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ vì mỗi lần con bú mẹ đều cảm thấy đau rát.   3. Làm sao để bé bú đúng khớp? Mẹ càng cho bé ti trực tiếp sớm thì khả năng bé ngậm đúng khớp bú càng cao. Trong một vài ngày đầu sau sinh, một số mẹ có thể sẽ cho bé bú bình, nhưng việc này có thể làm bé sẽ bú mẹ sai khớp sau này. Các chuyên gia khuyên rằng bé không nên bú bình trong 6 tuần đầu sau sinh để tránh tình trạng bé mất phản xạ bú mẹ. Các mẹ có thể hỗ trợ bé bú đúng khớp bằng việc thực hiện các bước sau: - Để bé áp sát vào ngực, nếu trong trạng thái da tiếp da được thì càng tốt. - Đặt núm vú mẹ đối hiện với mũi bé - Chạm nhẹ đầu ti vào môi trên của bé để bé có phản xạ tự bắt lấy đầu vú của mẹ. - Cằm bé tì vào ngực mẹ thì bé sẽ mở rộng miệng và ngậm sau lấy quầng vú - Mẹ điều chỉnh lại cho bé ngả về phía sau, dùng tay nâng giữ đầu, lưng trên và vai con, kéo bé lại gần mẹ. Khi cho bé bú, mẹ cần chú ý về tư thế cho con bú để cả mẹ và bé thấy thoải mái, từ đó, việc bé bú sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, các tư thế cho bé bú khá đa dạng sẽ được MamiBuy giới thiệu trong các bài viết sắp tới. Các mẹ chú ý theo dõi nhé! Đọc thêm: 4 nguyên nhân khiến mẹ bầu thiếu sữa! Cách kích sữa hiệu quả nhất!