Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Mẹ bỉm sữa】 Đâu có thực sự bận bịu đến thế, dạy mẹ cách nuôi con nhàn tênh tênh

Có con nhỏ nhưng mình chưa bao giờ bận đến mức không có thời gian dưỡng da ngày 2 lần, vẫn tự gội đầu, ủ tóc, sấy tóc xoăn xinh đẹp mỗi tuần. Vẫn nấu cơm mỗi ngày, xem fim với chồng mỗi tối.

Có con nhỏ nhưng mình chưa bao giờ bận đến mức không có thời gian dưỡng da ngày 2 lần, vẫn tự gội đầu, ủ tóc, sấy tóc xoăn xinh đẹp mỗi tuần. Vẫn nấu cơm mỗi ngày, xem fim với chồng mỗi tối. Bây giờ My 3 tuổi rồi thì thực sự thấy cuộc sống thoải mái không phải lo lắng gì cho con mấy. Trong khi đó nhiều mẹ bỉm sữa than thở không có thời gian đi vệ sinh luôn, đầu bẩn cũng ko có thời gian gội, mặc dù có giúp việc, có ông bà nội ngoại. Vậy thì thời gian mình cướp ở đâu ra được?   Ảnh bé My Mình thấy bố mẹ, ông bà Việt Nam có cảm giác cần nâng con như nâng trứng, hứng như hứng hoa nên hầu hết mọi việc đều phải làm hộ con cả. Mỗi lần My về VN, mặc dù My có thể tự ăn được nhưng ông bà luôn ngồi kè kè bên cạnh để nhắc nhở, thúc giục từng miếng. Thế nên một ngày làm việc của mình đã tốn thời gian, giờ phải làm thêm cho 1 người nữa từ ăn ngủ ị đến tắm rửa thay quần áo thì 48 tiếng cũng ko thể nào đủ… Bí kíp của mình là học cách tận dụng nhân lực sẵn có, đó chính là … em bé của bạn! Đừng nghĩ con mới 3 tuổi thôi, còn bé bỏng quá mà mình phải luôn tay luôn chân giúp đỡ con. Trẻ em ở Mỹ mình cảm nhận có kĩ năng tự chăm sóc bản thân sớm hơn, chính vì thế hoặc có thể cũng bởi vì bố mẹ Mỹ thảnh thơi hơn chứ ko hối hả gấp gáp cuống quýt, để con làm nhiều hơn là làm hộ con. My 3 tuổi mình thấy đã vô cùng độc lập, thậm chí còn giúp bố mẹ được mấy việc linh tinh nữa chứ. Thứ tự lần lượt các việc mình thấy có thể khoán dần cho con để bố mẹ được tự do hơn nhé: 1. Ngủ Tự ngủ là bước tiến đầu tiên và quan trọng nhất hướng tới “Độc lập tự do hạnh phúc”. Thường trẻ sơ sinh có khả năng tự ngủ rất tốt, nhưng trong vài tháng đầu đời thường bị xáo trộn bởi thói quen bế, rung, lắc của người lớn khiến cho bé trở nên phụ thuộc. Sai lầm này của bố mẹ dẫn đến việc phải “luyện” để con học cách tự chuyển giấc, tự trấn an. Vấn đề đau đầu này mình đã nói rõ ở 2 bài viết trước tại đây. Luyện ngủ không phải là ác ôn, là dã man tàn bạo. Luyện ngủ là cho con có khả năng có được một giấc ngủ ngon trọn vẹn, cho bố mẹ một đầu óc tỉnh táo để chăm sóc con, chăm sóc bản thân, chăm sóc cả gia đình. Mình cũng khuyến khích việc cho con ngủ phòng riêng từ nhỏ (1 tuổi) để con có thể đi ngủ sớm và ngủ yên giấc mà ko bị ảnh hưởng bởi lịch sinh hoạt của bố mẹ. Cho con ngủ sớm là bố mẹ có riêng 3- 4 tiếng cho bản thân rồi. Đây là thời gian làm đẹp, xem phim, làm việc, nghỉ ngơi vô cùng thoải mái mỗi ngày hihi   Ảnh minh họa 2. Tự ăn Ăn cũng là một phần quan trọng của cuộc sống. Thay vì phải dành 1 tiếng đút ăn cho con. Bố mẹ ăn cùng con, vừa cho con cơ hội quan sát để học được kĩ năng dùng thìa dĩa đũa từ bố mẹ, vừa có cơ hội làm quen với các món ăn mới. Khi chưa biết dùng thìa đĩa thì khuyến khích con ăn bốc, tự bỏ đồ ăn vào miệng, khỏi đút. 3 bữa mỗi bữa bớt 40’ chạy đuổi theo ăn rong đút từng thìa là đã tiết kiệm được 2 tiếng! Nên bỏ qua hoặc đẩy nhanh giai đoạn cháo bột, tùy thuộc vào kĩ năng nhai, nuốt của con. Bố mẹ nào theo blw (Ăn dặm chỉ huy) thì con ăn thô rất sớm. Đỡ công đoạn chuẩn bị riêng đồ ăn cho con cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian bếp núc. Từ sau 1 tuổi là hầu như bố mẹ ăn gì My ăn nấy. Món nào nhiều mắm muối gia vị thì lấy ra trước khi nêm nếm.   Ảnh minh họa 3. Tự chơi Đây cũng là một kĩ năng quan trọng. Nếu con bám dính lấy bố mẹ và lúc nào bố mẹ cũng phải bày trò cho con thì hoàn toàn không có thời gian để làm gì khác. Tất nhiên trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn “bám” – lo lắng xa cách “separation anxiety” nhưng đừng để kết quả của khủng hoảng này là khỏi cần xa cách luôn cho con đỡ lo lắng nhé. Hãy cho con có niềm tin vững chãi là bố mẹ luôn luôn quay lại, dạy con cách tự trấn an, tự mày mò khám phá. Tự chơi không phải là bật tivi lên rồi ngồi nghệt mặt ra xem đâu nhé. Đây là cách trông trẻ hữu hiệu và dễ dàng nhất vì trẻ hoàn toàn bị thôi miên vào chương trình hoạt hình đầy màu sắc, nhưng cũng tước đi cơ hội được sáng tạo, khám phá của trẻ và chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Nên mua các đồ chơi đơn giản ở dạng thô sơ nguyên vật liệu, yêu cầu làm nhiều hơn xem. Ví dụ như đất nặn, kéo cắt giấy, bút màu, xâu hạt… Đối với các đồ này, trò chơi trẻ có thể nghĩ ra là vô hạn.   Ảnh minh họa 4. Tự mặc quần áo My biết tự đi giày rất sớm, rồi biết tự tụt quần xuống kéo quần lên. Tiếp đến là biết tự mặc áo khoác bằng cách trải ra sàn, cho hai tay vào 2 ống rồi lộn ngược lại. Tiếp theo là biết tự cài cúc, biết tự mặc áo chui đầu và bây giờ thì đang hoàn thành nốt việc tự cởi áo chui đầu. Bố mẹ để ý là tuy mặc quần áo nói chung chung nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế có rất nhiều bước khác nhau để hoàn thành việc mặc/cởi quần áo nhé và con sẽ hoàn thành từng bước một. Mỗi bước là 1 kỹ năng khác nhau nên đừng vội làm hết hộ con. Con làm được cái nào thì để con làm. Hoặc làm hộ phần khó như giúp con cởi hai tay ra khỏi ống tay áo rồi con tự cởi nốt qua đầu. Từ hồi My biết tự mặc quần áo. Mỗi lần đi chơi mẹ chỉ cần chọn cho My, hoặc để My tự chọn rồi kệ My tự xử, mẹ đi lên đồ, son phấn lồng lộn, phần nào khó làm My sẽ gọi mẹ giúp. 5. Tự vệ sinh cá nhân - Tự lấy giấy ăn lau mồm - Tự rửa tay - Tự xì mũi - Tự chùi đít lúc đi tè - Tự xoa xa phòng lúc tắm Tự xả nước cho hết xà phòng - Tự lau người lúc tắm xong - Tự đánh răng Tất cả những việc này con đều có thể tự làm dần từ 2-3 tuổi. Tất nhiên độ sạch thì còn cần xem xét.  =))) Bố mẹ hoàn toàn có thể để con làm và check lại để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.   Ảnh minh họa 6. Giúp làm việc nhà - Xếp bát sạch sau khi đã rửa - Cất đồ chơi sau khi chơi xong - Bỏ rác vào thùng - Xách đồ nhẹ - Tắt/bật đèn - Tưới cây - Quan trọng nhất là đi lấy điện thoại cho bố/mẹ=))   Ảnh minh họa   Nếu bố mẹ còn phân vân về khả năng độc lập của con, thử một lần lén quan sát con ở lớp học. Bố mẹ sẽ ngạc nhiên về khả năng làm việc và tính tự giác của con đấy. Giờ ăn các con ngồi vào bàn tự dùng thìa dùng dĩa, đứng dậy là biết đẩy ghế vào gầm bàn, đồ chơi chơi xong là cất lại vào đúng chỗ mà không cần ai nhắc nhở, đến giờ ngủ đứa nào chui vào cot của đứa đấy, đến giờ ăn thì tự rồng rắn đi rửa tay. Trong mắt bố mẹ con lúc nào cũng là một em bé, nhưng thực tế là con đã lớn lắm rồi, đừng làm hộ con nữa. Được tự làm những việc nhỏ còn là cơ hội rèn luyện kĩ năng khéo léo của bàn tay, nâng cao khả năng phối hợp hoạt động các bộ phận cơ thể. Đồng thời tâm lý của con cũng thêm tự tin, tự giác. Cho con cơ hội được khẳng định  mình cũng giải tỏa tâm lý muốn thể hiện bản thân, bớt hờn dỗi, bớt nổi cơn tam bành. Để giúp con hoàn thành các công việc một cách độc lập.  Thứ nhất nên tạo môi trường cho con dễ tham gia, cụ thể:  - Mua ghế gập nhỏ gọn để con có thể đứng lên và với tới bồn rửa mặt, công tắc đèn…  - Quần áo dễ mặc, ít dây dợ, ít buộc nút phức tạp…  - Dùng bát đĩa không vỡ để con có thể tự bê, xếp dễ dàng, Mua đồ dùng kích thước phù hợp cho trẻ. Thứ 2, luôn động viên con tham gia làm làm bằng cách bắt đầu làm trước rồi chỉ con làm tiếp, để con làm trước rồi mẹ làm nốt, làm cùng nhau, để con lựa chọn… Bí kíp sống sót của mình khi không có ai giúp đỡ chỉ đơn giản có vậy thôi. Khi không có ai làm hộ thì mình phải tự thân vận động, con mình phải tự thân vận động. Tin tưởng con một chút, kiên nhẫn với con qua giai đoạn luyện tập thì sẽ sớm hưởng thành quả khi con sớm hoàn thiện một kĩ năng mới. Hãy làm một ông bố, bà mẹ "lười". Khi nhìn thấy một việc gì đó, hãy nghĩ xem liệu con có thể giúp được gì không? Xây dựng thói quen từ đầu bao giờ cũng nhanh hơn. Nếu con bạn đã có thói quen ỉ lại thì sẽ phải mất 1 giai đoạn con mới quen được với việc phải tự đi giày, tự xúc ăn…. Con sẽ mè nheo, kết quả ban đầu sẽ không được tốt. Nhưng 5 tuổi vẫn là sớm, đừng đợi đến 15 tuổi vẫn phải đi nhặt quần áo bẩn cho con nhé các bố các mẹ.