Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 32 tuần tuổi】Con đang nếm mùi vị thức ăn mà mẹ ăn vào

Hiện tại cân nặng của thai nhi đã đạt 1,8kg – 1,9kg, chiều dài cơ thể khoảng 43cm. Tay chân của con đang tiếp tục phát triển để đạt kích cỡ có tỷ lệ tương xứng với kích cỡ vòng đầu trong các tuần tới.

Sự phát triển của thai nhi Thai nhi đã được 32 tuần tuổi, vậy là chỉ khoảng 2 tháng nữa thôi, em bé của chúng ta sẽ ra đời. Quả là một quá trình gian nan phải không mom? Hiện tại cân nặng của thai nhi đã đạt 1,8kg – 1,9kg, chiều dài cơ thể khoảng 43cm. Tay chân của con đang tiếp tục phát triển để đạt kích cỡ có tỷ lệ tương xứng với kích cỡ vòng đầu trong các tuần tới. ​   Lớp lông mao bao phủ, giữ ấm cơ thể thai nhi tiếp tục rụng dần. Cơ chế vận hành thân nhiệt của cơ thể con đang hoàn thiện, vì vậy lớp lông mao sẽ là không cần thiết sau vài tuần nữa. Làn da của con càng căng và mịn màng hơn nhờ lớp mỡ dưới da đang tiếp tục dày thêm. Sắc da đang chuyển dần từ màu đỏ sang màu hồng, trông con hiện giờ càng giống với cơ thể của một em bé sơ sinh rồi nhé. Con sẽ thỉnh thoảng thè lưỡi vài lần trong ngày, con nếm được vị nước ối cũng như mùi vị của thức ăn mà mẹ ăn vào. Cơ quan tiêu hóa của con cũng ngày càng hoàn thiện hơn, điển hình là con đã bắt đầu biết đi tè rồi nha. Từ thời điểm này, trí não của thai nhi càng ngày càng phong phú, con có thể bắt đầu có những ký ức hình thành, và xuất hiện giấc mơ ngắn khi ngủ. Mom có thể sẽ phát hiện, số lần đạp của con trong bụng mẹ ít hơn so với trước rõ rệt, đồng thời lực cử động cũng nhẹ hơn chứ không huỳnh huỵnh như trước, hình như con trở nên yên tĩnh hơn. Tuy vậy, mẹ đừng lo lắng nhé, chỉ cần mẹ vẫn cảm nhận được các cử động của con, cho dù là nhỏ thì chứng tỏ con vẫn rất tốt trong bụng mẹ đấy. Nguyên nhân của hiện tượng này, là vì cơ thể con lớn hơn, làm giảm đi không gian con có thể hoạt động, đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sắp bị cơ thể con lấp đầy rồi. Mặc dù vậy, thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển, từ tuần 32 này cho tới khi con ra đời, con sẽ nặng lên khoảng 1kg nữa. Trạng thái nằm của con đang chuyển dần đầu xuống vùng xương chậu, qua vài tuần nữa, quá trình “lọt ổ” này sẽ hoàn chỉnh, vậy là con sẽ thuận lợi được sinh ra rồi đấy. Trong tuần này, khoảng 70% thời gian em bé dành để ngủ, với các siêu âm hình ảnh chất lượng tốt, bạn có thể xem được các bộ phận nhỏ trên cơ thể con như tóc, ngón tay, ngón chân, thậm chí cả móng tay, móng chân. * Tăng cần thần tốc cho con yêu trong những tuần cuối thai kỳ     Cơ thể mẹ Trong khi em bé của chúng ta đang chuẩn bị cho thời điểm trọng đại, thì cơ thể của mẹ cũng đang có những chuyển biến rõ rệt, chuẩn bị cho gia đoạn vượt cạn sắp tới. Những chuyển biến này sẽ quyết định mẹ sẽ đi được bao xa trên hành trình làm mẹ. Em bé lớn hơn, khiến mẹ không thể nhìn thấy bàn chân của mình khi đứng nữa, đỉnh tử cung hiện tại đang cách rốn 13cm. Làn da bụng căng hơn, tiếp tục gây nên cảm giác ngứa và hiện tượng rạn da rõ rệt. Tử cung mở rộng, làm đẩy lên các cơ quan xung quanh nó, bao gồm cả dạ dày. Điều này làm cho các thành phần axit của dạ dày dễ dàng chảy ngược, gây nên ợ nóng ợ hơi. Táo bón: Tương tự như trên, việc tử cung mở rộng gây áp lực lên đại tràng và trực tràng, làm chậm lại sự di chuyển của thức ăn và phân, trong thời gian này, nước bị hấp thu bởi cơ thể nên dễ gây ra táo bón cho mẹ bầu. Các cơn co thắt giả (Braxton Hicks) xuất hiện với tuần xuất nhiều hơn nhưng không cố định, thậm chí tử cung có thể co thắt 5-6 lần trong 1 giờ. Cân nặng của con tăng lên là một điều vui, nhưng nó cũng khiến cơ thể mẹ chịu áp lực nhiều hơn, dễ cảm thấy mệt mỏi đau nhức xương khớp và cơ. Đặc biệt ở vùng lưng, bả vai và hai chân.     Lối sống của mẹ ở thời điểm này -  Chỉ hai tháng nữa con yêu sẽ ra đời, mẹ nên tham gia các lớp học làm mẹ nếu như đây là lần đầu sinh con, để không bị sốc hoặc cảm thấy lúng túng khi con chào đời. - Mẹ đừng quên việc tự tập hoặc tập cùng chuyên gia các bài tập nhẹ nhàng giãn gân cốt, đặc biệt là cơ tầng sinh môn, cơ xương chậu để hỗ trợ cho việc sinh nở dễ dàng hơn. -  Việc đau tức ở cổ tay, hoặc khớp ngón tay, bàn tay cũng là hiện tượng có thể xảy ra, để hạn chế cảm giác khó chịu này, mẹ có thể đẹo nẹp vải hoặc cao su để dễ chịu hơn, đồng thời nếu bàn tay hay cổ tay bị tê cứng, mẹ nên tranh thủ duỗi tay nhiều lần hơn nhé. -  Từ những đồ dùng mà mẹ đã chuẩn bị từ các tuần trước cho con như tã, quần áo, chăn, gối chặn..., mẹ nên giặt sạch và hong khô để hạn chế trường hợp các bụi vải gây kích ứng da của con. -  Tiếp tục bổ sung thêm sắt, canxi và các chất thiết yếu để nuôi con và bồi dưỡng cơ thể mẹ. ​Hy vọng mẹ và con sẽ mạnh mẽ để cùng nhau chờ đợi tới ngày được gặp nhau, ngày mà con được áp lên hơi ấm trên ngực mẹ! Mamibuy yêu hai mẹ con!   * Thai nhi tuần thứ 33: Não và các giác quan của con yêu đang phát triển mạnh mẽ