Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ thông thái sẽ không mắc 10 sai lầm kinh điển trong quá trình dạy trẻ sau đây

Sai lầm thứ nhất : Thích con béo trònDo tâm lý thời chiến không đủ ăn, phụ huynh càng thích con béo tròn. Ẵm...nặng tay. Nhất là ông bà. Ông bà bố mẹ vì thế mà thi nhau lo lắng. Cho trẻ ăn. Nhảy múa. Hát hò. Khua chiêng trống. Dẫn ra đường. Mở ipad. Tivi.... Dẫn đến việc trẻ sợ ăn, hoặc lấy ăn làm

Sai lầm thứ nhất : Thích con béo tròn Do tâm lý thời chiến không đủ ăn, phụ huynh càng thích con béo tròn. Ẵm...nặng tay. Nhất là ông bà. Ông bà bố mẹ vì thế mà thi nhau lo lắng. Cho trẻ ăn. Nhảy múa. Hát hò. Khua chiêng trống. Dẫn ra đường. Mở ipad. Tivi.... Dẫn đến việc trẻ sợ ăn, hoặc lấy ăn làm điều kiện đổi chác thứ này thứ khác. Những đứa trẻ này thường bị gọi là...chán ăn nhưng thực ra cân nặng rất bình thường. Uống sữa nhiều. Thậm chí ăn vặt thường xuyên. Chán ăn , ghét ăn hoặc béo phì.     Sai lầm thứ hai: Bú sữa công thức quá nhiều Chấp nhận chuyện nếu mẹ không có sữa. Không muốn xin sữa hay vì lý do nào đó phải cho con bú sữa công thức thì chỉ bú đến 1 tuổi thôi. Bạn có thể cho uống sữa tươi organic. Giảm sữa công thức. Và cho ăn dặm. Uống sữa công thức nhiều rất dễ béo phì và dậy thì sớm. Không nên giữ quan niệm "cho con thứ tốt nhất là thứ đắt nhất" . Thật ra sữa mẹ rẻ nhất và tốt nhất đó thôi. Sai lầm thứ ba : Bú bất kỳ lúc nào Bú theo nhu cầu là đúng. Nhưng trên một tuổi mà vẫn ngậm vú mẹ đêm mới chịu ngủ là bạn chưa biết đặt quy tắc cho con. Nhớ là trên 1 tuổi nhé , vì lúc đó con đã bắt đầu hiểu quy tắc và cũng bắt đầu tìm cho mình giới hạn chính mình. Nên khi bạn đặt quy tắc cho con: Nghĩa là ngày ăn đêm ngủ. Mới đầu con ko hợp tác nhưng sau đó sẽ quen dần và không có chuyện phải bú mới ngủ được. Con sẽ quen dần với việc vú mẹ là chỗ ăn, không phải chỗ xả stress cho đỡ buồn.     Sai lầm thứ tư: Chiều con vô điều kiện  Trẻ con thường đòi hỏi được yêu, được người lớn "vâng lời". Bé bắt bạn làm gì bạn cũng làm. Lâu dần hình thành việc ăn vạ. Ăn vạ là hình thái biến dạng của việc phải có thứ mình muốn bằng mọi giá. Và vì biết sẽ được nên sẽ "kiếm chuyện" đến khi được thì thôi. Chỉ có sự dứt khoát của bạn mới làm bạn thoát cảnh này. Nếu tốt hơn bạn biết nói không với con từ một tuổi. Bé sẽ quen với việc không có cái con muốn và coi đó là bình thường. Sai lầm thứ năm: Chuyên làm hộ con  Đến 3 tuổi con bạn phải "tốt nghiệp" chuyện chăm sóc cá nhân: Mặc áo, mang giày, tự ăn, tự rửa bát, tự cất cặp... Nhưng hầu như các bậc cha mẹ đều muốn làm dùm cho nhanh. Kết quả: Con bạn thụ động. Nhút nhát và lệ thuộc bố mẹ.     Sai lầm thứ sáu: Không đặt quy tắc mà phạt, cấm đoán  Đứa trẻ được bạn chiều nhưng lại bị bạn cấm đủ thứ: Cấm chạy. Cấm mở tủ lạnh. Cấm đi ra ngoài lúc trời hơi...lạnh, thậm chí cấm...khóc. Nhưng bạn lại không biết đặt quy tắc cho con. Bạn chỉ biết cấm. Thay vì nói "Con có thể ra ngoài nếu trời hết mưa", thì bạn hét lên "Không được ra ngoài". Bạn tạo tâm lý sợ hãi cho đứa trẻ trong khi chả có gì phải cuống lên cả. Cả bạn và đứa trẻ đều sợ hãi. Nhưng bạn cấm thường xuyên đứa trẻ càng muốn trải nghiệm. Và nó sẽ bằng mọi giá trải nghiệm, và bạn sẽ lại được một phen nổi giận. Nổi giận thì lại làm gì? Bài viết tương quan bố mẹ có thể tham khảo:  Nên sử dụng ngôn từ hàng ngày thế nào để giáo dục con ngoan hơn? Sai lầm thứ bảy : Không chơi mà mở tivi / ipad, nói chuyện quá ít với con  Sáng chỉ cần ra quán cafe thì không khó bắt gặp cảnh cha mẹ con cái mỗi người một máy. Đi ngang nhà hàng xóm cũng ko khó bắt gặp cảnh: Cha mẹ ông bà mở cái tivi cho con coi để được rảnh tay.  Tivi hay ipad làm trẻ chậm phát triển trí não. Hệ vận động kém. Sức khỏe yếu. Mắt kém. Ảnh hưởng sự phát triển cảm xúc. Làm con không nói được. Đứa trẻ càng ở nhà ít người, nghe ipad tivi nhiều càng chậm nói hoặc nói như cái máy. Nói tiếng lạ hoặc thứ tiếng Anh mà không hiểu mình đang nói gì... đặc biệt có xu hướng tăng động giảm chú ý.     Sai lầm thứ tám: Đánh, phạt rồi xoa ( thương) Bạn dạy con kiểu : Khùng lên mắng, đánh con xong sau đó xin lỗi. Chiều chuộng. Bạn càng làm vậy đứa trẻ càng bối rối. Nó không phân biệt thế nào là thương. Thậm chí như tôi chia sẻ, có những cô gái lớn rồi nghĩ chồng đánh mình xong xoa cho mình là...thương. Vì giống hình mẫu cha mẹ mình.  Con trai lớn lên đánh vợ, đánh bạn thì cho chuyện bạo lực là bình thường.  Nhưng trước mắt, những đứa con "vừa đánh vừa xoa" đó lại là những đứa trẻ ngỗ ngáo, lì lợm hung hăng trước đã. Hoặc vô cùng nhút nhát và tự ti.  Bạn nên nhớ: Đánh. Trách. Phạt. La mắng. So sánh. Chỉ trích.. chưa bao giờ và sẽ ko bao giờ là giải pháp nuôi dạy con. Sai lầm thứ chín: Mong con học giỏi mà không biết hiểu con, chỉ biết mong cầu Hầu như cha mẹ nào cũng chỉ biết mong cầu con học giỏi. Mà ko hiểu rằng mỗi cá nhân khả năng nhận thức, học tập, IQ rất khác nhau. Tại sao phải bắt con mình khôn hơn con người khác? Được như con người khác trong khi ko hiểu trí não từng người là khác nhau. Thêm nữa là cách dạy và học. Đứa trẻ chỉ học sâu, hiểu sâu khi được hiểu bằng trái tim, cảm nhận bằng kinh nghiệm. Kiểu dạy chay chỉ thích hợp cho trẻ có trí nhớ tốt. Do đó thay vì "đôn đốc " hãy tìm cách học cùng con. Chia sẻ kiến thức thực tế cho con. Tìm phương pháp làm con hiểu bài. Làm được bài tập. Chỉ cần con có cảm giác rằng "có thành tựu", con sẽ có động lực học tiếp và tự học. Hướng dẫn con tự học chứ ko có chỉ ngồi đó mong cầu.     Sai lầm thứ mười : Hù dọa mà không bao giờ làm Người lớn thích dọa, nhỏ thì dọa ma, chó sói, ông Kẹ, lớn thì dọa bán vé số, ăn mày. Nhẹ thì dọa sẽ cho úp mặt vào tường, nặng thì dọa đuổi ra khỏi nhà... Toàn những thứ mình ko làm được. Những thứ này trẻ nghe lần đầu còn sợ, riết thành quen, nhờn mất. Thậm chí nghe cho vui. Bỏ ngoài tai.  Người lớn "mất uy" là chỗ đó.  Càng là người lớn. Bạn càng phải giữ uy tín lời nói của mình. Trẻ không chỉ học bạn giữ uy tín, trẻ còn biết tin tưởng bạn, từ đó nể bạn, cảm thấy an toàn với bạn.  Nếu đã nói thì làm . Đừng dọa. Nói chung vấn đề phụ huynh nhiều lắm. Mình nêu một ít này. Mong phụ huynh hiểu để có được đứa trẻ đáng yêu nhé. Thân ái #Catherineyenpham   Nguồn: Nguyễn Thắm