Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giúp bố mẹ hiểu đúng về quy trình tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ - 80% tế bào miễn dịch được sản xuất và tập chung trong đường tiêu hóa

Thông thường một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hệ tiêu hóa giúp cho các con hấp thu tốt các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Tuy nhiên có thể nhiều ba mẹ chưa biết rằng, 80% tế bào miễn dịch của cơ thể được sản xuất trong màng PE, trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, nếu em bé có hệ vi khuẩn chí khỏe

Thông thường một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hệ tiêu hóa giúp cho các con hấp thu tốt các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể. Tuy nhiên có thể nhiều ba mẹ chưa biết rằng, 80% tế bào miễn dịch của cơ thể được sản xuất trong màng PE, trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, nếu em bé có hệ vi khuẩn chí khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường thì đó là một em bé có hệ miễn dịch và cơ thể khỏe mạnh.     Vậy như thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?     Những em bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là những em có chế độ ăn bình thường, ăn hết khẩu pần ăn được chuẩn bị, đi ngoài bình thường, trung bình 1 ngày 1 lần, phân không nát và không bị táo bón.     Cơ thể tăng cân và tăng chiều cao đầy đủ theo nhóm tuổi, ví dụ : Bé 1-2 tuổi thì sau 1 năm cân nặng trung bình sẽ tăng 2-2,5kg. Chiều cao trung bình tăng 7-8cm.     Bên cạnh đó, biểu hiện của những trẻ có hệ tiêu hóa tốt chính là ít ốm vặt. Những vấn đề tiêu hóa nào thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi?     Nôn trớ thường xảy ra ở tháng 12-18 tháng đầu đời của trẻ nhỏ, do lúc này đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, dinh dưỡng được đưa vào cơ thể trẻ không phù hợp, liều lượng quá nhiều, lúc đó trẻ sẽ dễ bị nôn trớ.     Tiêu chảy: do bản thân bé không dung nạp hết thức ăn, hoặc dị ứng với các thành phần dinh dưỡng, vệ sinh ăn uống không đảm bảo.     Trong 3 năm đầu, hệ miễn dịch chưa trưởng thành, nên bé dễ bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, khi đó nếu sử dụng nhiều kháng sinh sẽ gia tăng nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, làm bé dễ nôn trớ, dễ tiêu chảy.     Táo bón: khẩu phần dinh dưỡng không cân đối: quá tinh, quá nhiều đạm, hay thậm chí hành vi đại tiện không đúng khiến cho bé bị táo bón.     Khi đi ngoài phân lỏng, phân sống, là loạn khuẩn: Khi vi khuẩn có hại thâm nhập và gây nên tổn thương đường ruột, thì khiến cho bé đi ngoài phân sống hoặc loạn khuẩn, đường ruột tổn thương không tiêu hóa được thức ăn, thức ăn đi xuống đại tràng tạo nên một môi trường dễ lên men cho các vi khuẩn sinh hơi, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn hại tăng lên. Đây vừa là nguyên nhân lại vừa là hậu quả của loạn khuẩn.     Các vấn đề trên được gọi chung là tình trạng rối loạn tiêu hóa, những vấn đề này xuất hiện rất thường xuyên ở các trẻ dưới 6 tuổi, vậy có cách nào để đề phòng?     Chức năng của hệ tiêu hóa phải tốt, men tiêu hóa đầy đủ, hệ vi khuẩn khỏe mạnh, đặc biệt khi mới sinh, những em bé sinh thường và sinh đủ tháng thì cấu trúc hệ tiêu hóa tốt hơn so với sinh mổ và sinh thiếu tháng. Vì vậy cách thức người mẹ sinh bé như thế nào thì sẽ thiết lập nên hệ vi sinh đường ruột đầu tiên như thế cho bé.     Ăn bổ sung (ăn dặm) đúng thời điểm, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, việc ăn bổ sung còn cung cấp các yếu tố vi lượng, giúp sự trưởng thành của đường tiêu hóa an toàn và hoàn thiện hơn.     Khi bé bị bệnh hoặc bị rối loạn tiêu hóa phải có điều trị hợp lý, tư vấn hợp lý, và đơn thuốc từ chuyên khoa.     Hệ khuẩn chí đường ruột, trong đường ruột có vi khuẩn có ích, có vi khuẩn gây hại. Hai loại vi khuẩn này đấu tranh với nhau, vi khuẩn có ích giúp cho các vi khuẩn có hại không bám vào niêm mạc ruột, để đường tiêu hóa phát triển tốt hơn, đồng thời tiết ra các emzim có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Làm thế nào để xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khi có các vấn đề rối loạn tiêu hóa?    Em bé phải bú sữa mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh, bú liên tục 6 tháng đầu. Vì trong sữa mẹ ngoài việc có đủ dinh dưỡng, nó còn có lợi khuẩn và yếu tố miễn dịch, có chất xơ hòa tan. Phó giáo sư Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nói thêm, việc sử dụng sữa mẹ, là êm dịu nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Các lợi khuẩn sống tốt nhất trong môi trường sữa mẹ, vì hàm lượng đường lacstose và soligosaccarit cao trong sữa mẹ, nó rất thích hợp để nuôi lợi khuẩn.    Khi em bé bắt đầu vào độ tuổi ăn bổ sung (ăn dặm) thì cần cung cấp bữa ăn cân đối đủ 8 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất đạm, đậu đỗ, rau xanh, chất béo. Ngoài ra cần bổ sung những món ăn cung cấp vi khuẩn có ích như sữa chua, rau dưa muối, đây là nguồn vi lợi khuẩn tự nhiên có lợi cho đường ruột.     Trẻ sơ sinh và phát triển có các giai đoạn khác nhau, nhu cầu của cơ thể cũng khác biệt, chính vì vậy dinh dưỡng cung cấp cho trẻ cần phù hợp trong các giai đoạn chuyển tiếp khác nhau, bên cạnh đó sử dụng sữa công thức cũng cần phù hợp với lứa tuổi của trẻ.     Bổ sung vi chất và Kẽm để thúc đẩy sự hình thành các tế bào biểu mô ruột.     Bổ sung lợi khuẩn vào chế độ dinh dưỡng, đặc biệt sau các đợt dùng kháng sinh, hay trẻ biếng ăn, hay ốm, chậm tăng chiều cao. Cải thiện tình hình của hệ tiêu hóa, sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể trẻ.     Tuy vậy, việc bổ sung lợi khuẩn này chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, nếu ngừng cung cấp lợi khuẩn thì cơ thể phải tự tạo, tự duy trì các lợi khuẩn khác nhau.     Khi ăn dặm sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn chí, giúp đa dạng hơn, đây là chùm vi khuẩn tiêu tinh bột và tiêu đạm, sau hai tuổi sẽ dần hoàn thiện và tương đương với hệ vi khuẩn chí ở người lớn.     Muốn bảo vệ được lợi khuẩn trong đường tiêu hóa phải tập ăn phù hợp và hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh.     Các chú ý cần thiết về hệ tiêu hóa của trẻ:     Nếu phân có nhầy và có máu tức là đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn. Phải sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên việc điều trị bằng kháng sinh cũng sẽ có tác dụng phụ làm cho đường tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Ngoài ra nếu không có nhầy và không có máu trong phân thì làm theo chỉ định đơn thuốc phù hợp từ bác sĩ, và không nên sử dụng kháng sinh.     Khi bị loạn khuẩn: Các món ăn mềm, phù hợp cho ăn như cháo, bột nấu cà rốt băm nhỏ, vì cà rốt có tính chất hút độc, tạo hình khuôn phân, rất tốt cho tiêu hóa.     Bổ sung lợi khuẩn kèm theo Kẽm khi trẻ bị tiêu chảy. Chuẩn bị một chế độ ăn lâu dài cho trẻ khi trẻ có các biểu hiện tăng trưởng không bình thường như chán ăn, nhẹ cân, thấp còi.     Hiểu đúng về men tiêu hóa và men vi sinh     Men tiêu hóa thường tiêu đạm, tiêu đường và tiêu mỡ, men tiêu hóa do bản thân cơ thể tiết ra. Cơ thể chỉ bị suy men tiêu hóa thường do bị cắt bỏ 1 phần đường ruột, suy thận, suy tụy. Vì vậy sẽ phải bổ sung men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự bổ sung sẽ làm cho hàm lượng cao, ức chế tế bào tiêu hóa sản sinh tự nhiên, không có lợi cho cơ thể.     Men vi sinh sử dụng trong các trường hợp loạn khuẩn, có thể bổ sung ngoài.     Ngoài ra trong 20 tháng đầu đời khi bé bắt đầu tập ăn cơm, nên có hàm lượng chất béo thích hợp trong chế độ ăn, vì nó giúp cơ thể bé hấp thụ các vitamin D, A... trong thức ăn tốt nhất. Bài viết liên quan ba mẹ nên đọc: Làm gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ? Bố mẹ nhất định phải biết! ​Các vấn đề được nêu ở trên qua sự tư vấn của hai PGS.TS Nguyễn Việt Hà và Nguyễn Thị Lâm sẽ giúp cho chúng ta hiểu đúng về hệ tiêu hóa của trẻ cũng như những điều cần chú ý trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Mamibuy mong mỏi bố mẹ và những người đang chăm sóc trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ trong ngày thường, hay những ngày trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt hạn chế cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, tránh làm suy yếu hệ miễn dịch trẻ sau này. Chuyên gia tư vấn: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương. PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Nguồn tham khảo: Báo điện tử sức khỏe đời sống. Bố mẹ hãy chia sẻ và đọc thêm các bài viết hữu ích khác của Mamibuy nhé!