Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【BỆNH LƯỜI ĐANG HẠI CON BẠN】- Vũ Ngọc

Xin lỗi nếu bài viết này có thể chạm đến lòng tự ái cá nhân . Nhưng với mình đó là những gì mình cảm nhận được khi hỗ trợ nhiều bạn trong thời gian qua. 

Xin lỗi nếu bài viết này có thể chạm đến lòng tự ái cá nhân . Nhưng với mình đó là những gì mình cảm nhận được khi hỗ trợ nhiều bạn trong thời gian qua.      Có nhiều mẹ nói với mình rằng: nhìn con chị thấy ham, biết đứng sớm, tập đi ầm ầm. Con em nó lười ngồi, lười trườn lắm chị ạ. Mình xin thưa rằng chẳng có em bé nào lười cả mà chính là ba mẹ chúng đang rất lười. Lười học hỏi, lười tập vận động cho con. Để đến khi con chậm phát triển hơn "con nhà người ta" thì lại đổ thừa "tại con nhà em lười". Nói đến đây chắc sẽ có nhiều bạn phản biện rằng như vậy là nuôi con theo cách tự nhiên, thì mình cũng xin trả lời rằng: 1/ Nuôi con tự nhiên nhưng sao lại quấn con cả ngày? Có loài sinh vật nào trong tự nhiên lại đi quấn con thật chặt không cho vận động thoải mái không? Để rồi con nằm ngửa quá nhiều, đầu móp do não sau không có không gian phát triển. Tuỷ sống con yếu, con chậm hay tệ hơn là trốn lẫy, trốn bò... Việc quấn con, cho nằm 1 chỗ đơn giản hơn tạo môi trường cho con hoạt động nhiều. Nếu con ngủ cần phải quấn thì xin hãy cho con nằm sấp vận động khi thức. Tạo mọi không gian an toàn cho con thoải mái vận động. Con sẽ mau cứng cáp hơn. 2/ Nuôi con tự nhiên nhưng lại bồng bế con suốt ngày Không cho con cơ hội tự do vận động tay chân. Con to nặng nhưng tay chân lỏng bỏng, yếu đuối. Rồi khi con quen bồng bế bạn lại bảo do con đòi.  Việc bế con trên tay đơn giản hơn việc tập vận động cho con rất nhiều. Nhưng bạn hãy thay bồng bế bằng các bài massage, tập tay, chân, tập giữ thăng bằng, tập não không gian... điều này sẽ giúp ích nhiều cho con hơn. 3/ Hay khi con đang ráng tập trườn thì lại sợ con mệt Con muốn tập ngồi thì sợ cong lưng, con tập đứng thì sợ cong chân? Xin hãy tin tưởng vào khả năng của con. Không ép con nhưng hãy hỗ trợ khi con sẵn sàng. Khi bạn có kiến thức vững chắc, bạn sẽ không còn lung lay trước những lời hù doạ của mọi người xung quanh. Rồi bạn lại viện cớ?   Do bận đi làm: hãy dành thời gian ít ỏi trong ngày mà chất lượng để vừa học vừa chơi cùng con.  Do không đủ chi phí: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" bạn có thể chi tiền mua quần áo đẹp cho con mặc trong vài tháng, nhưng lại tiết kiệm tiền học tập giúp con phát triển cả đời hay sao? ĐỂ LỠ MẤT GIAI ĐOẠN CỦA CON, GOM VÀNG BÙ KHÔNG ĐỦ các ba mẹ ạ. Vậy bạn nên làm gì? Xin hãy tin tưởng ở con, trao cho con cơ hội được phát triển tự nhiên đúng theo ý nghĩa của nó. Hãy mở lòng học tập các kiến thức hay mới để tạo môi trường, hỗ trợ con vận động tốt nhất.  Kết thúc bài chia sẻ này , bạn còn nghĩ do con lười vận động nữa không? Hãy là những ba mẹ siêng năng và là ân nhân của cuộc đời con các bạn nhé!     Thông qua bài chia sẻ này, Mamibuy xin phép chia sẻ thêm tới các ba mẹ một bài học nữa giúp tăng phản xạ cho con của mẹ Vũ Ngọc:  Bài học này là tổng hợp những việc mẹ Vũ Ngọc đã làm để khai mở các phản xạ bản năng của con, giúp con mau biết trườn bò và đi hơn. Kết quả mẹ Vũ Ngọc đã giúp con đạt được là con 5 tháng ngồi vững, 6 tháng bò tốt, 7 tháng đứng vịn, 8 tháng đang tập đi. Danh sách 5 bài khai mở như sau: 1/ Phản xạ Babinski 2/ Phản xạ rốn 3/ Phản xạ trườn bò 4/ Phản xạ bước đi 5/ Phản xạ cầm nắm Xem video để được hướng dẫn chi tiết. Mong rằng những chia sẻ này có ích cho các mẹ và các ông bố.     Khi có bất kỳ thắc mắc nào hay nếu cần được tư vấn kỹ hơn, các bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp với chị Vũ Ngọc thông qua trang Facebook cá nhân.