Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Sai lầm nhỏ khiến con bạn mất đi "Tính Tự Chủ" hay "Ý chí Phấn Đấu" mãi mãi

Các bạn có biết không? Ở trẻ sơ sinh, ngôn ngữ duy nhất của con là tiếng khóc...vậy không cho bé khóc đồng nghĩa với không cho con giao tiếp hay nói ra điều mình mong muốn.

Các bạn có biết không? Ở trẻ sơ sinh, ngôn ngữ duy nhất của con là tiếng khóc...vậy không cho bé khóc đồng nghĩa với không cho con giao tiếp hay nói ra điều mình mong muốn.     Khóc không phải vấn đề mà vấn đề là mẹ cần hiểu vì sao con khóc? Giữa việc để con khóc trong một khoảng thời gian hay thường xuyên bị bố mẹ ngăn chặn việc khóc ảnh hưởng như thế nào đến trẻ, thì chúng ta cùng xem một nghiên cứu sau đây. Theo kết quả nghiên cứu trong cuốn sách tựa đề Thời Kỳ Sơ Sinh, những đứa trẻ được để cho khóc tự nhiên trong khoảng thời gian bình thường sau này sẽ hoạt bát hơn và trở thành người giải quyết vấn đề một cách tích cực. 1/ Những đứa trẻ được để cho khóc tự nhiên trong khoảng thời gian bình thường vào thời kỳ sơ sinh. 2/ Những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ ngăn chặn việc khóc trong thời kỳ sơ sinh. Kết quả so sánh và nghiên cứu hai nhóm này rất thú vị. Một năm sau khi hai nhóm này ra đời, quan sát phản ứng của các bé khi gặp chướng ngại vật phía trước, trong tình trạng các bé bị tách khỏi bố mẹ, kết quả như sau: 1/ Nhóm được để cho khóc tự nhiên: Không căng thẳng hay sợ hãi mà tự mình tìm cách vượt qua chướng ngại vật rồi đi tìm bố mẹ. Trong tình huống này, mỗi bé phát huy được sách lược riêng của mình. 2/ Nhóm thường bị bố mẹ "trấn áp" tiếng khóc: Ngay cả chướng ngại vật đơn giản cũng không vượt qua được. Chỉ biết ngồi đó khóc và đợi được cứu trợ. Những đứa trẻ này coi như đã mất đi những yêu tố như: 'quyền chủ đạo'và 'tính tự chủ' hay 'tinh thần tiến thủ' - những đặc tính có thể tự giúp bản thân khi cần thiết.   Kết quả thí nghiệm này có ý nghĩa gì? Có thể thấy rằng, thay vì đáng lẽ phải nắm được nhu cầu khi bé khóc và đưa ra phản ứng đáp lại phù hợp, thì nếu cứ chỉ mải mê tìm cách làm cho bé nín khóc ngay khi bé vừa cất tiếng, bé sẽ nhận thức được rằng khóc sẽ giải quyết mọi vấn đề.   Vậy chúng ta nên phản ứng như thế nào? Trước hết, chúng ta hãy tạo ra một tư duy đúng sao cho không cảm thấy lo lắng khi bé khóc. Nếu không phải là khóc một cách bất thường, thì cứ phân tích nguyên nhân bé khóc rồi sau đó có cách ứng phó, như vậy cũng chưa muộn. Bạn bảo chỉ cần nghe thấy tiếng con khóc là đã cháy ruột cháy gan, thân mình cứ chuyển động theo ý nó thì làm sao mà còn lòng dạ nào phân tích nguyên nhân ư? Vậy thì chúng ta hãy cùng xem xét ba cách để không lo sợ khi nghe tiếng khóc của bé, đặc biệt là những bé từ 0-3 tháng tuổi.   Hãy làm sao để bé không coi mẹ là người lần nào cũng làm việc như siêu nhân Bé chỉ vừa mới ọ ẹ, mẹ đã ngay lập tức lao vụt đến, nếu cứ như vậy bé sẽ hiểu được rằng "Ô chà, mình vừa khóc trong vòng một giây đã giải quyết cho mình như thế này". Nếu tình huống như vậy lặp lại, đứa trẻ sẽ nghĩ rằng chỉ cần mình khóc là ngay lập tức, bằng mọi giá, mẹ sẽ giải quyết cho mình. Người mẹ dần dần sẽ mệt mỏi, còn tiêu chuẩn hài lòng của đứa trẻ sẽ tăng lên hết mức, cái vòng luẩn quẩn chất chứa sự bất mãn sẽ bắt đầu. Vậy là xuất hiện một đứa bé cáu kỉnh, đứa trẻ mà chính bản thân nó cũng không chiều nổi nó - người ta thường hay gọi là "đứa bé khó chiều".   Nếu bé khóc, hãy thầm đếm đến 10 Sách dạy chăm con của Pháp nói rằng, khi bé khóc, hãy cố đợi thêm 5 phút. Như vậy sẽ có thể nuôi dưỡng được sự kiên nhẫn cho bé, và trong lúc đó, bố mẹ có thể tìm nguyên nhân vì sao bé khóc.   Hãy coi như mình đang nghe lén con khóc Trước ba tháng tuổi, tiếng khóc của bé chỉ là cách thức để bé nói lên sự khó chịu. Bé biểu hiện sự không thoải mái, sự bất tiện hay khó chịu qua việc khóc. Thay vì chặn đứng mất tiếng khóc của bé với tốc độ siêu nhanh, cần phải dành thời gian để nắm được nguyên nhân và giải quyết vấn đề cho bé Về phương diện nào đó thì hình như Tạo hóa đã rất sơ xuất khi tạo ra tiếng khóc của bé. Rõ ràng tiếng khóc mang ý nghĩa là bày tỏ nhu cầu được chăm sóc của bé và giúp bé sinh tồn, đảm bảo được cha mẹ quan tâm yêu thương và cho bú, cho ăn đầy đủ. Tuy nhiên, nếu như bé cứ khóc hoài khóc mãi, thì tiếng khóc trở nên "đáng ghét", gây khó chịu cho bố mẹ và gia đình rất nhiều. Nghiên cứu cho thấy, những người làm cha mẹ cảm thấy bực tức và ít thông cảm hơn đối với những bé khóc quá nhiều. Nếu bạn đang trải qua những suy nghĩ như thế này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương. Bạn cần được giúp đỡ, đặc biệt từ những người có chuyên môn, người tư vấn. Sẽ có một quy trình xử lý khi bé khóc, bạn sẽ giải mã được hoàn toàn tiếng khóc của con.     Thay vì lo lắng và sợ hãy như trước đây, bạn sẽ bình tĩnh lắng nghe và biết được chính xác nhu cầu của con là gì. Nếu bạn quan tâm và cần tư vấn nhiều hơn, hãy inbox Diệu Hoa ngay nhé.   Tác giả bài viết: Diệu Họa - Dạy Con Tự Ngủ