Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Điều đơn giản nhất nhưng ba mẹ luôn luôn quên dạy con mình

Khi bạn dạy trẻ "biết ơn" từ khi còn nhỏ, sẽ giúp chúng thấy hạnh phúc hơn, trẻ sẽ biết ơn nhiều hơn với mọi người xung quanh. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, "lòng biết ơn" là yếu tố chính giúp mọi người cảm thấy tích cực hơn, hài lòng hơn trong cuộc sống sau này. Nuôi dưỡng một đứa trẻ "

Điều quan trọng của "lòng biết ơn" Khi bạn dạy trẻ "biết ơn" từ khi còn nhỏ, sẽ giúp chúng thấy hạnh phúc hơn, trẻ sẽ biết ơn nhiều hơn với mọi người xung quanh. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, "lòng biết ơn" là yếu tố chính giúp mọi người cảm thấy tích cực hơn, hài lòng hơn trong cuộc sống sau này. Nuôi dưỡng một đứa trẻ "biết ơn" có thể phát triển các phẩm chất như lòng tốt, sự hào phóng, ý thức trách nhiệm xã hội và cách cư xử tốt. Thêm vào đó, "cảm ơn" cũng có lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần.  Vì sao nên giáo dục trẻ từ rất sớm?  Độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, một đứa trẻ trải qua giai đoạn đầu tiên thức tỉnh về sự phát triển xã hội và cảm xúc. Tại thời điểm này, sự phát triển của ngôn ngữ hình thành theo kinh nghiệm về các mối quan hệ của trẻ. Trẻ em học hỏi từ mọi thứ khi chúng nhìn thấy, tiếp thu những hành vi và phản ứng từ cha mẹ. Ngay cả giao tiếp phi ngôn ngữ ví dụ như cử chỉ, động tác và biểu cảm cũng được chúng tiếp thu một cách mạnh mẽ hơn. Đây là một bước nhỏ sẽ dẫn đến một quá trình tiến hóa hành vi. Bởi, khi một khi đứa trẻ bắt đầu nhận ra những người xung quanh đối xử như nhau, chúng sẽ tiến đến một mức độ trưởng thành về cảm xúc, cả hai đều phát triển hơn và phức tạp hơn. Tất cả những điều này có nghĩa là gì? Là cha mẹ, chúng ta nên luôn cố gắng trở thành hình mẫu tốt nhất có thể để tác động đến hành vi của con cái chúng ta. Trong bối cảnh này, một "lời cảm ơn" đơn giản có thể có một sức mạnh vô song, nhưng chúng ta lại đánh giá thấp điều này. Cách cư xử cho thấy không phải muốn gì cũng được Nhiều đứa trẻ có thái độ như những "bạo chúa nhỏ", vì chúng luôn được đáp ứng, thế rồi chúng tin rằng chúng có quyền hành động và phản ứng theo những gì chúng muốn. Tất nhiên chúng ta có thể đổ lỗi cho cha mẹ về loại hành vi này. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng có một số trẻ khó bảo hơn những đứa trẻ khác. Đối phó với điều này là một thách thức, nhưng cũng là một trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái.  Giáo dục xã hội, công dân và tình cảm của một đứa trẻ bắt đầu từ rất sớm. Khi một đứa trẻ học nói, chúng có thể hiểu nhiều hơn chúng ta tưởng. Chúng ta cần phải cho trẻ hiểu rằng có những thứ "không thể" và "không nên", không phải luôn luôn có được những gì chúng muốn. Và khi có cơ hội, chúng ta cần dạy trẻ "nói lời cảm ơn" càng sớm càng tốt. Cư xử tích cực làm gương để trẻ cảm nhận được và hình thành tư duy Khi một đứa trẻ 3~4 tuổi đi vào một cửa hàng và nghe thấy rằng "chào buổi sáng", "xin vui lòng", chúng được chào đón bằng "sự tôn trọng" và "mỉm cười". Đây là một hành vi tích cực, cho phép trẻ kết nối với người khác từ khi còn nhỏ. Ở tuổi này, trẻ có thể không hiểu những biểu hiện này quan trọng như thế nào, nhưng trẻ sẽ hiểu được rằng chúng được tôn trọng, ngưỡng mộ và có giá trị. Điều này đã tác động lớn đến tư duy trưởng thành, thái độ tích cực của chúng dành cho những người khác.  Hiệu ứng từ "lòng biết ơn" Nói lời "cảm ơn" là một cách để nhận ra những điều người khác làm cho chúng ta. Điều này giúp đặt nền móng cho sự đồng cảm đích thực, đó là khía cạnh quan trọng cho sự phát triển tình cảm và xã hội của trẻ. Dạy một đứa trẻ nói "cảm ơn" và "xin vui lòng" không khó, và nó sẽ mang lại những giá trị lớn lao. Nếu con cái chúng ta được học những cách cư xử tốt này từ khi chúng bắt đầu đi học, chúng có khả năng truyền lại cho bạn cùng lớp. Đây là một mô hình tích cực về sự tham gia của công dân trong xây dựng các mối quan hệ xã hội.  Không chỉ riêng lời nói, những "lời cảm ơn" này sẽ khiến trẻ dần nảy sinh cảm xúc, đó cũng là cách để trẻ biết cách thể hiện cảm xúc bản thân với người khác. Một mối quan hệ cũng sẽ trở nên mật thiết hơn nếu ta biết biểu lộ cảm xúc, sự đồng cảm, sự cảm thông và chia sẻ, nhìn nhận mọi thứ với con mắt tích cực hơn.