Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách an toàn khi cho trẻ ngồi ô tô – Bài học từ vụ việc bé L. 6 tuổi trường Gateway tử vong trên xe

Vụ việc bé L. 6 tuổi tử vong trên xe đưa đón của trường Gateway vừa qua, vẫn còn để lại sự bàng hoàng và đau xót cho bao người, đặc biệt là những người là cha là mẹ. Thông qua sự việc trên, sự an toàn khi cho trẻ nhỏ đi xe là hết sức quan trọng, đặc biệt là giao thông đi lại ngày nay đang phổ biến n

Vụ việc bé L. 6 tuổi tử vong trên xe đưa đón của trường Gateway vừa qua, vẫn còn để lại sự bàng hoàng và đau xót cho bao người, đặc biệt là những người là cha là mẹ. Thông qua sự việc trên, sự an toàn khi cho trẻ nhỏ đi xe là hết sức quan trọng, đặc biệt là giao thông đi lại ngày nay đang phổ biến nhiều bằng phương tiện ô tô.  Dưới đây là những cách an toàn khi có con nhỏ ngồi ô tô: Gọi điện xác nhận về con: Khi trẻ ngồi ô tô đến trường mà vắng mặt phụ huynh, nên dự tính thời gian bé sẽ có mặt ở trường. Lúc này, việc nên làm là điện ngay cho cô giáo chủ nhiệm, người làm công tác liên quan để xác nhận sự có mặt cũng như an toàn của con.  Dặn trước cô giáo nhắc nhở con:  Trẻ em rất dễ dàng ngủ gật hoặc ngủ quên mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là vào buổi sáng. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường rất bị động ngay cả khi không ngủ gật, do vậy nên cẩn thận nhắc trước cô giáo hoặc người đưa đón rằng "Hãy gọi cháu khi xuống xe".  Huấn luyện con mở lẫy khóa cửa ô tô: Dành thời gian dạy con cách mở lẫy khoá cửa từ bên trong ô tô. Khi bị bỏ quên trên xe, có thể mở cửa ô tô từ bên trong, gạt lẫy an toàn (chuyển sang màu đỏ ở một số loại xe), sau đó kéo tay nắm đẩy cửa và thoát ra ngoài.   Gạt lẫy an toàn và đẩy tay nắm để mở cửa từ bên trong xe Hướng về cửa kính và đập cửa để gây sự chú ý: Dạy con hướng về phía cửa kính có tầm nhìn thoáng, xòe bàn tay và đập cửa để gây sự chú ý từ bên ngoài. Ngoài ra, khi xòe bàn tay úp vào mặt cửa kính, người bên ngoài sẽ dễ dàng nhìn thấy hơn, cố gắng vỗ mạnh khi phát hiện có ai đó đi ngang qua.  Hướng dẫn con bấm còi xe: Ở một số loại xe, dù có tắt máy và rút khóa thì còi xe vẫn hoạt động. Nhiều loại xe, còi được thiết kế ở trước bánh lái.  Còi xe ô tô gắn giữa bánh lái, rất dễ dàng để giúp trẻ nhận ra.  Đèn nháy: Ở một số loại xe, đèn nháy khẩn cấp có màu đỏ hình tam giác, rất rõ ràng và dễ dàng tìm.  Nút nhấn đèn nháy khẩn cấp màu đỏ hình tam giác Búa thoát hiểm: Hướng dẫn con có thể tìm thấy búa thoát hiểm để phá kính trên xe, những xe đưa đón chuyên chở công cộng thì thường được trang bị công cụ này.  Dùng điện thoại liên lạc: Nếu trẻ được trang bi điện thoại liên lạc, hãy lưu và dạy trẻ những số điện thoại liên lạc khẩn cấp như ba mẹ, anh chị em, cô giáo hoặc các số điện thoại khẩn cấp khác.  Nếu là xe tự lái gia đình, ba mẹ có thể chú ý và trang bị thêm một số thứ sau: Kiểm tra xe trước khi cho con lên xe: Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên kiểm tra sự an toàn hoặc có gì bất thường trước khi con con lên xe.  Thắt giây an toàn cho con khi đi xe: Thắt dây an toàn và việc luôn được nhắc nhở những ai khi ngồi xe, khi cho trẻ nhỏ ngồi xe cần thắt dây an toàn trước khi xe chạy.  Gắn biển báo "Có trẻ nhỏ trên xe": Những xe đưa đón trẻ nhỏ, xe gia đình, việc gắn thêm biển báo "Có trẻ nhỏ trên xe" để nhắc nhở chính bạn, nhắc nhở những người xung quanh rằng nên chú ý sự an toàn vì có trẻ nhỏ trên xe.  Gắn biển báo ''Có trẻ nhỏ trong xe'' để làm tăng sự an toàn Ảnh minh họa các loại biển báo ''Có trẻ nhỏ trong xe''. Nếu đang sinh sống ở Việt Nam, bạn nên chọn mua biển báo bằng tiếng Việt.