Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Làm sao để nhận biết bà bầu và trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng? Giảm thiểu nguy cơ tử vong do mất máu khi sinh.

Với bà mẹ mang thai, suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ kém bao gồm tắc nghẽn khi chuyển dạ, sinh non hoặc nhẹ cân và xuất huyết sau sinh. Thiếu máu nặng khi mang thai có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong khi chuyển dạ. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tác nhân lớn nhất gây tử vong dưới năm

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng trong việc nhận dinh dưỡng. Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như kém tăng trưởng, còi cọc, béo phì, gặp các vấn đề về mắt, tiểu đường và bệnh tim. Dấu hiệu và triệu chứng bị suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng khi không nhận đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:  • Sụt cân • Mất chất béo, khối lượng cơ và mô cơ thể. • Thèm ăn hoặc quan tâm đến đồ ăn thức uống • Bụng to (bụng cóc) • Vết thương khó lành và có nguy cơ biến chứng cao hơn sau phẫu thuật  • Mệt mỏi, lo âu và trầm cảm. • Luôn cảm thấy lạnh • Khó tập trung • Cáu gắt • Ở người trưởng thành, giảm ham muốn tình dục và các vấn đề về khả năng sinh sản.  Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, suy dinh dưỡng có các dấu hiệu và triệu chứng sau: • Thở trở nên khó khăn • Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, nhợt nhạt và lạnh.  • Má có vẻ hốc hác và đôi mắt trũng xuống, vì mỡ biến mất khỏi khuôn mặt.  • Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng.  Các dấu hiệu và triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Có thể nhận thấy đứa trẻ bị suy dinh dưỡng qua những điểm sau đây: • Ở trẻ sơ sinh, khi bị duy dinh sẽ có biểu hiện như mất chất béo và cơ bắp, thiếu chất béo dưới da, do đó sẽ có làn da mỏng dính trên cơ thể.  • Do thiếu hụt lượng protein cấp tính, trẻ em có thể có tóc đổi màu và dễ gãy rụng, có các mảng tối trên da, phù nước, bụng phình ra do đầy hơi, gan to.  • Cơ thể còi cọc • Em bé bị suy dinh dưỡng sẽ có các triệu chứng như không quan tâm đến các hoạt động hoặc môi trường xung quanh, thờ ơ, lãnh đạm thiếu giao tiếp bằng mắt, khó chịu, không di chuyển trong thời gian dài.  • Một đứa trẻ suy dinh dưỡng có thể ngủ quá nhiều hoặc khóc quá nhiều • Ở một số trẻ, suy dinh dưỡng xảy ra bao gồm thiếu một số vitamin và khoáng chất nhất định, do đó sẽ hiển thị các triệu như chóng mặt, giảm chức năng miễn dịch, khô da, phản ứng chậm, sâu răng và chảy máu nướu. Thiếu hụt hoặc mất cân bằng một số vitamin khi bị suy dinh dưỡng  Khị bị suy dinh dưỡng, do thiếu hụt hoặc mất cân bằng về chế độ vitamin sẽ gây ra những triệu chứng sau đây: • Thiếu Vitamin A: Gây ra khô mắt, quáng gà, tăng nguy cơ nhiễm trùng. • Thiếu Kẽm: Mất cảm giác ngon miệng, chậm phát triển, chậm lành vết thương, rụng tóc, tiêu chảy. • Thiếu Sắt: Chức năng não bị suy giảm, các vấn đề về điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, các vấn đề về dạ dày. • Thiếu I-ốt: Gây ra bệnh bướu cổ, giảm sản xuất hormone tuyến giáp, các vấn đề tăng trưởng và phát triển. • Có nhiều calo chất béo và natri cao:  Gây thừa cân và béo phì Điều trị suy dinh dưỡng Điều trị suy dinh dưỡng tùy phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng, và sự hiện diện của bất kỳ điều kiện hoặc biến chứng tiềm ẩn nào.  Với những người bị suy dinh dưỡng nhẹ, có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ăn uống tại nhà.  Trong trường suy dinh dưỡng trung bình, người bệnh có thể cần được trải qua quan sát, chế độ ăn uống dinh dưỡng của họ sẽ được ghi nhận trong 3 ngày và được kiểm tra liên tục. Với những người bị suy dinh dưỡng cao, người bệnh cần được điều trị từ các chuyên gia dinh dưỡng, sẽ trải qua quá trình chăm sóc liên tục và loại trừ các khả năng bệnh tật khác mắc phải do bị suy dinh dưỡng.  Với những người gặp vấn đề về hấp thụ dinh dưỡng kém, cần được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo thông qua một ống hoặc tiêm tĩnh mạch.  Những ảnh hưởng từ việc bị suy dinh dưỡng Với bà mẹ mang thai, suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ kém bao gồm tắc nghẽn khi chuyển dạ, sinh non hoặc nhẹ cân và xuất huyết sau sinh. Thiếu máu nặng khi mang thai có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong khi chuyển dạ. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tác nhân lớn nhất gây tử vong dưới năm tuổi, do dễ bị nhiễm trùng cao và chậm phục hồi sau khi bị bệnh. Trẻ em suy dinh dưỡng sẽ bị chậm phát triển và bệnh tật trong suốt thời thơ ấu, thanh thiếu niên và đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến trình độ học vấn.