Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách giúp mẹ phòng ngừa sâu răng cho trẻ sơ sinh bú bình và trẻ nhỏ

Sâu răng là sự phá hủy hoặc phá vỡ men răng, đây là chất bao bọc bề ngoài của răng, sau đó hình thành các lỗ trên răng gọi là sâu răng. Khi thực phẩm có chứa carbohydrate, đây là chất đường hoặc tinh bột còn sót lại trên răng trẻ sau khi ăn. Vi khuẩn thường sống trong miệng đã làm thay đổi những thự

Sâu răng là sự phá hủy hoặc phá vỡ men răng, đây là chất bao bọc bề ngoài của răng, sau đó hình thành các lỗ trên răng gọi là sâu răng. Nguyên nhân sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Khi thực phẩm có chứa carbohydrate, đây là chất đường hoặc tinh bột còn sót lại trên răng trẻ sau khi ăn. Vi khuẩn thường sống trong miệng đã làm thay đổi những thực phẩm này và tạo ra axit tấn công răng. Theo thời gian, các vi khuẩn này ăn vào men răng và gây sâu răng.    Ở trẻ sơ sinh, khi bú bình trong một thời gian dài, trẻ được cho bú bình ngay trước khi ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ, và cuối cùng trẻ ngủ thiếp đi với cái chai vẫn còn trong miệng. Khi răng và nướu của em bé tiếp xúc với chất lỏng có đường trong bình trong nhiều giờ, cuối cùng có thể dẫn đến sâu răng sớm.    Dấu hiệu sâu răng của bé Một số dấu hiệu con bạn đang bắt đầu phát triển sâu răng bao gồm:  Những đốm trắng, vàng hoặc nâu trên răng.   Nhạy cảm với một số thực phẩm  Đau nướu hoặc đau ở vùng quanh răng mà không phải do mọc răng Cách vệ sinh răng miệng cho bé  Có thể thực hiện các bước vệ sinh sau đây để hạn chế sâu răng cho trẻ:  Khi trẻ dùng núm vú giả, tránh để vúm vú chạm vào các đồ ngọt  Lau nướu của trẻ sơ sinh bằng miếng gạc sạch hoặc khăn lau sau mỗi lần bú, nhẹ nhàng làm sạch nướu ở những khu vực không có răng.   Nếu con bạn sử dụng bình sữa khi đi ngủ, nước trái cây hoặc sữa công thức có chứa đường có thể dẫn đến sâu răng, do vậy chỉ cho nước vào.   Bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi cái răng đầu tiên xuất hiện. Đánh răng, lưỡi và nướu hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluor rất hạn chế như 1 vết quệt nhỏ.   Xỉa răng cho trẻ hàng ngày ở trẻ sau 2 tuổi  Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có fluor có kích thước bằng một hạt gạo.   Trẻ bắt đầu từ 3-6 tuổi, có thể sử dụng một lượng kem đánh răng có fluor cỡ hạt đậu.   Trẻ từ 7-8 tuổi ngoài việc đánh răng, có thể sử dụng kèm theo nước súc miệng.   Cho trẻ ăn một chế độ uống cân bằng, hạn chế đồ ăn nhẹ dính và nhiều đường như khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, và bánh.  Không chia sẻ dụng cụ ăn uống để ngăn chặn sự truyền vi khuẩn từ miệng của bạn sang con bạn.  Lên lịch khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ.  Lưu ý: Cần giám sát trẻ đánh răng, chú ý không để trẻ nuốt kem đánh răng hoặc nước súc miệng vào bụng.  Hậu quả của việc trẻ bị sâu răng Răng sữa của trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của việc ăn, nói trong những năm phát triển của bé. Nếu trẻ bị sâu răng và khiến bé đau, trẻ có thể sợ nhai. Điều này có thể gây ra thiệt hại đáng kể trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Sâu răng có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới việc hấp thụ dinh dưỡng, lời nói và hàm của trẻ.  Khi trẻ bị sâu răng, tùy thuộc vào độ tuổi mà nha sĩ sẽ loại bỏ răng sâu của trẻ, tùy thuộc vào độ tuổi mà răng có thể mọc lại. Trong trường hợp xấu nhất, phải loại bỏ răng sữa bị hư hỏng sớm, điều này có thể khiến trẻ đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trưởng thành trong tương lai.  Mẹ có thể quan tâm: Bổ sung fluor cho bé để chống sâu răng