Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách giúp con bạn kiểm soát hành vi hung hăng, giúp trẻ không bị bạn bè xa lánh

Chắc hẳn bạn không muốn con mình bị bạn bè xa lánh, không có bạn, không bạn nào muốn đến gần, có ánh mắt không mấy thiện cảm từ các bạn hoặc 1 số phụ huynh khác. Tất cả các điều này, có thể xuất phát từ hành vi hung hăng của con bạn. Điều tiết cảm xúc là một kỹ năng mà tất cả chúng ta phải học, và m

Chắc hẳn bạn không muốn con mình bị bạn bè xa lánh, không có bạn, không bạn nào muốn đến gần, có ánh mắt không mấy thiện cảm từ các bạn hoặc một số phụ huynh khác. Tất cả các điều này xảy ra, có thể xuất phát từ hành vi hung hăng của con bạn.  Lý do trẻ cư xử hung hăng  Trẻ mới biết đi, đôi khi cư xử hung hăng vì chúng thiếu các kỹ năng bằng lời nói để đáp ứng nhu cầu của chúng. Khi đứa trẻ không biết nói rằng: "Đừng làm thế", khi bạn bè hoặc anh chị em lấy đồ chơi từ tay trẻ, trẻ có thể đánh hoặc cắn để thể hiện sự không hài lòng. Trẻ em ở độ tuổi đi học, đôi khi cư xử hung hăng vì chúng không thể điều chỉnh cảm xúc. Một đứa trẻ không có khả năng ngôn ngữ để nói rằng: "Lúc này tôi thực sự tức giận", do đó chúng có thể thể hiện sự tức giận của mình bằng cách đá mẹ hoặc đấm đá bạn bè khác.  Dấu hiệu cho biết con bạn thường có hành vi tiêu cực  Điều tiết cảm xúc là một kỹ năng mà tất cả chúng ta phải học, và một số trẻ mất nhiều thời gian hơn để làm chủ sự tự chủ hơn những người khác. Làm thế nào để nhận ra hành vi hung hăng của con bạn không hẳn là 1 quá trình trưởng thành, mà là ảnh hưởng hầu hết các tình huống trong cuộc sống?  Dấu hiệu cho thấy hành vi của con bạn đang có tác động tiêu cực:  Trẻ có hành vi hung hăng thường xuyên trong cuộc sống.  Hay gặp xích mích với bạn bè chơi cùng hoặc bạn bè trong lớp.  Thường xuyên gây ra sự gián đoạn tại nhà. Hành vi hung hăng của con bạn có thể xuất phát từ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), khuyết tật học tập (LD), lo lắng hoặc tự kỷ (autism).   Các cách chế ngự hành vì hung hăng của trẻ Giới hạn hành vi: Trẻ cần biết hành vi là gì, những hành động nào sẽ không được phép làm. Trẻ cần biết những nguyên tắc nào là được đặt ra, những hành động như cắn đánh bạn cần được khiển trách ngay lập tức, để trẻ hiểu rằng bản thân mình đã làm sai Giúp trẻ đối phó với cơn giận: Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn từ để nói ra cảm xúc, thay vì thể hiện hành động cơ thể. Bình tĩnh lại và yêu cầu trẻ giải thích những điều khiến trẻ tức giận, dạy cho trẻ biết những cách khác có thể giải quyết khi tức giận.  Hiểu về sự tự chủ: Vì trẻ em không có khả năng tự kiểm soát bản thân, do đó chúng cần được dạy không được đá, đánh hoặc cắn bất cứ khi nào chúng cảm thấy muốn làm. Trẻ cần sự hướng dẫn của cha mẹ để phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, suy nghĩ về hành động của mình trước khi hành động.  Không khuyến khích sự hiếu chiến: Ở một số gia đình, sự hiếu chiến được khuyến khích, đặc biệt là ở bé trai. Cha mẹ thường dùng từ "thô bạo" để khen trẻ. Điều này có thể khiến một đứa trẻ cảm thấy rằng, có vẻ như nó phải đá và cắn để giành được sự chấp thuận của cha mẹ. Không đánh đòn để kỷ luật trẻ: Một số cha mẹ thường đánh đòn hoặc kỷ luật con bằng cách đánh con. Khi một đứa trẻ bị trừng phạt về thể xác, nó thể bắt đầu tin rằng đây là cách chính xác để xử lý thay cho hành vi khi chúng không thích. Hơn nữa, hình phạt đánh đòn có thể củng cố sự hung hăng của một đứa trẻ đối với người khác. Kiểm soát tính khí của chính bạn: Hãy để con bạn chứng kiến những xung đột nảy sinh trong nhà bạn được giải quyết một cách hòa bình. Trẻ em bắt chước người lớn, bắt chước cách bạn xử lý sự tức giận và thất vọng của chính bạn. Do đó, mô hình các kỹ năng đối phó tích cực sẽ giúp bạn bình tĩnh hoặc thoát khỏi tình huống bực bội, và giúp con bạn cũng có thể làm như vậy.  Định hướng cho trẻ cách giải quyết căng thẳng theo hướng tích cực: Gợi ý cho trẻ hiểu có thể trút giận bằng cách đấm gối, nặn hoặc véo đập cục đất nặn. Ngoài ra, có thể khuyến khích trẻ đi dạo, nhảy múa xung quanh cũng là 1 cách tốt. Mặt khác, có thể khuyến khích đứa trẻ làm việc mà chúng thường thích làm như vẽ tranh, dắt cho đi dạo, đọc sách cũng có thể giúp tái tập trung suy nghĩ của mình thoát khỏi sự tức giận. Dành những hành động tình cảm: Cho trẻ biết rằng bạn đang quan tâm và chia sẻ những tình huống với chúng, an ủi trẻ bằng những cái ôm khiến trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận sau đó.    Cha mẹ có thể quan tâm: Hội chứng Asperger là gì, nó ảnh hưởng đến đời sống xã hội của trẻ thế nào?