Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hội chứng Pica là gì? Làm sao để biết trẻ mắc hội chứng Pica?

Nhiều trẻ nhỏ có hành vi thấy cái gì cũng đưa vào miệng, dù đó không phải là thứ ăn được, chẳng hạn như bùn đất bẩn thỉu. Phải chăng vì trẻ thấy đói, hay vì là trẻ con thì cứ sẽ như vậy? Thực chất đây là hội chứng Pica, một rối loạn ăn linh tinh ở trẻ.

Nhiều trẻ nhỏ có hành vi thấy cái gì cũng đưa vào miệng, dù đó không phải là thứ ăn được, chẳng hạn như bùn đất bẩn thỉu. Phải chăng vì trẻ thấy đói, hay vì là trẻ con thì cứ sẽ như vậy? Thực chất đây là hội chứng Pica, một rối loạn ăn linh tinh ở trẻ.  Hội chứng Pica là gì? Hội chứng Pica ở trẻ là một rối loạn ăn uống, trẻ có hành vi ăn đất, bụi bẩn, giấy, thậm chí là cả keo, tóc, tro thuốc lá và phân, các vật liệu phi thực phẩm. Hội chứng này cũng có thể xảy ra ở người lớn bị thiểu năng trí tuệ, tự kỷ, nhưng nó phổ biến ở trẻ em hơn. Vậy cha mẹ cần làm gì để xác định nó có xảy ra với con mình hay không?    Dấu hiệu nhận biết hội chứng Pica Để nhận biết trẻ có mắc hội chứng Pica hay không, cha mẹ có thể nhận biết một số hành vi sau:  Trẻ thường xuyên ăn những thứ phi thực phẩm, ngay cả khi bạn cố gắng ngăn cản chúng hoặc không có chúng tiếp cận.   Hành vi này là dai dẳng và kéo dài hơn một tháng.  Hành vi này vẫn xảy ra khi trẻ lớn hơn 18 đến 24 tháng tuổi  Triệu chứng của hội chứng Pica ở trẻ em Khi trẻ ăn nhiều những thứ bẩn thỉu, hàm lượng chất độc và vi khuẩn sẽ tăng và gây ra một số vấn đề như nhiễm độc chì, tắc nghẽn hoặc rách đường ruột, chấn thương răng miệng, nhiễm trùng vi khuẩn và các ký sinh trùng. Điều này sẽ gây ngộ độc cho trẻ và có thể có những triệu chứng sau đây:   Đau dạ dày   Đau bụng  Có máu trong phân, do ruột bị loét khi ăn những thứ bẩn.   Gặp các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy hoặc táo bón Điều trị hội chứng Pica Ở trẻ mắc hội chứng Pica, bác sĩ sẽ điều trị một số vấn đề gặp phải do ăn những thứ bẩn thỉu như trị táo bón, tiêu chảy, rách loét đường ruột hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, việc nên làm là bổ sung vitamin trong chế độ ăn uống để bổ sung trường hợp trẻ bị thiếu sắt hoặc kẽm.  Biến chứng của hội chứng Pica Có nhiều biến chứng nguy hiểm tiền ẩm từ việc trẻ bị mắc hội chứng Pica, những biến chứng này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tổn thương vĩnh viễn cho trẻ. Một số biến chứng được biết đến như:   Khi trẻ ăn phải những thứ bẩn, chất độc hại như sơn hoặc chất có chứa chì sẽ khiến trẻ bị ngộ độc, nghiêm trọng hơn sẽ gây tử vong.   Trẻ có nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra khi những thứ bẩn, có nguy cơ mắc phải một số bệnh về gan hoặc thận.   Trẻ có nguy cơ tắc nghẽn đường tiêu hóa, táo bón, sỏi thận, các bệnh về ruột như tổn thương ruột khi ăn những thứ cứng nhọn nguy hiểm.   Ăn thứ thứ phi thực phẩm sẽ cản trở việc trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn lành mạnh, việc thiếu hụt này sẽ khiến sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng  Trường hợp xảy ra ở trẻ em khuyết tật sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn.   Yếu tố tăng nguy cơ mắc hội chứng Pica Những nguyên nhân gây ra hội chứng Pica chưa được biết rõ, tuy nhiên một số yếu tố làm tăng khả năng mắc hội chứng này như:   Thiếu hụt hoặc bị suy dinh dưỡng: Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây cảm giác thèm ăn, do cơ thể thiếu các chất sắt hoặc kẽm.    Phụ nữ mang thai: Đối với một số phụ nữ mang thai có triệu chứng thèm ăn các món lạ hoặc dị.  Người có tình trạng tâm thần   Ăn kiêng: Người ăn kiêng có thể có hành vi giảm cơn đói của mình bằng cách ăn những thứ phi thực phẩm để có cảm giác no.   Rối loạn tâm lý: Như tự kỷ, khuyết tật hoặc bất thường ở não  Yếu tố văn hóa và điều kiện thực phẩm: Do tôn giáo hoặc một số nước nghèo nàn khan hiếm thực phẩm  Thiếu sự quan tâm giám sát của cha mẹ  Hội chứng Pica thường kéo dài khoảng hơn 1 tháng bắt đầu trong thời thơ ấu và được cải thiện khi trẻ lớn hơn. Với những trẻ em bị khuyết tật, khi mắc hội chứng pica sẽ khiến việc cha mẹ kiểm soát trẻ trở nên khó khăn.  Không thể ngăn chặn hành vi hội chứng Pica ở trẻ, tuy nhiên việc kiểm soát các hành vi của trẻ có thể ngăn cản các biến chứng xảy ra. Hơn nữa, nên đảm bảo việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh và ngăn chặn các rủi ro và nguy cơ bệnh tật.  \