Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cách nhận biết trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Ở trẻ em, những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khó phát hiện. Khi không điều trị kịp thời cho trẻ, biến chứng có thể biến thành nhiễm trùng thận, có thể để lại hậu quả nguy hiểm. Vậy làm thế nào để biết trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Ở trẻ em, những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khó phát hiện. Khi không điều trị kịp thời cho trẻ, biến chứng có thể biến thành nhiễm trùng thận, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để biết trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?    Nước tiểu bình thường không chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn từ bên ngoài cơ thể như từ da hoặc phân có thể xâm nhập vào đường tiết niệu, gây viêm và nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đều phát sinh từ vi khuẩn Escherichia coli. Những bệnh liên quan đến đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, thận (viêm bể thận).  Nữ giới dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn nam, do niệu đạo ở nữ ngắn hơn, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo rồi đi tới niệu đạo.    Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em Ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn sẽ có những triệu chứng khác nhau, với trẻ sơ sinh người mẹ có thể quan sát bé có những triệu chứng sau đây:   Sốt  Bụng to   Nước tiểu có mùi hôi  Tăng trưởng kém  Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân  Cáu gắt quấy khóc   Nôn  Ăn kém  Bệnh tiêu chảy  Trẻ ngủ lịm đi hoặc mỏi mệt lờ phờ Với những trẻ lớn hơn thường có một số triệu chứng sau:   Thường xuyên phải đi tiểu gấp: Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang của trẻ, do đó sẽ kích thích bàng quang và gây ra các triệu chứng hay đi tiểu và khẩn cấp, khi khẩn cấp quá trẻ có thể són ra ướt quần.  Dịch tiết bất thường, có máu và có mùi: Có thể nhận thấy những đốm hoặc vết màu máu bất thường do dịch tiết bất thường từ niệu đạo trong đồ lót của trẻ. Dịch này xuất hiện dày hoặc vàng, có thể chứa một lượng máu nhỏ và tạo ra mùi hôi khó chịu.   Đau rát khi đi tiểu: Viêm niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu. Khi đi tiểu trẻ có biểu hiện đau, trẻ nói rằng đau khi đi tiểu hoặc có biểu hiện không muốn đi vệ sinh hoặc khó chịu lúc đi vệ sinh. Ở trẻ em nam, bị viêm niệu đạo có thể xuất hiện đốm đỏ, sưng ở đầu dương vật, có thể bị đau khi chạm vào.  Buồn nôn và nôn  Sốt hoặc ớn lạnh  Khó chụi khu vực trên xương mu  Mỏi mệt  Đau ở lưng hoặc bên dưới xương sườn  Hay cần đi tiểu khẩn cấp nhưng lượng nước tiểu rất ít   Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ   Sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng  Tiếp nước   Dùng thuốc hạ sốt và nhiễm trùng.   Rửa bộ phận sinh dục nhẹ nhàng bằng khăn và dùng loại xà phòng tắm hoặc sữa tắm không gây kích ứng.   Trường hợp trẻ bị viêm niệu đạo do xà phòng tắm hoặc sữa tắm, hãy tránh để chúng đi vào bên trong niệu đạo trẻ khi tắm.   Không chà quá mạnh bộ phận sinh dục, tránh gây đau và tổn thương thêm.   Xét nghiệm nước tiểu để xem nhiễm trùng đã hết chưa Sau khi dùng thuốc kháng sinh, nếu các triệu chứng của trẻ không cải thận sau 3 ngày thì cần phải gặp bác sĩ ngay  Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho trẻ  Với trẻ sơ sinh, nên thường xuyên thay tã hoặc bỉm cho trẻ để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.  Với những trẻ lớn hơn, hãy có thói quen cho trẻ tắm rửa sạch sẽ thường xuyên. Hướng dẫn trẻ cách lau từ trước ra sau, để tránh vi khuẩn từ phân xâm nhập vào đường âm đạo.   Khuyến khích trẻ đi tiểu ngay khi thấy muốn đi tiểu, chứ không được nhịn lâu.   Khi tắm cho trẻ, tránh xà phòng tắm hoặc bong bóng đi vào trong niệu đạo.   Cho trẻ mặc đồ lót bằng cotton để cải thiện thoáng khí ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.   Cho trẻ uống nhiều nước để giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu   Yếu tố có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu   Giới tính là nữ giới, do niệu đạo ở nữ ngắn hơn nam, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo rồi đi tới đường niệu đạo. Nếu là bé trai thì những bé không cắt bao quy đầu có nguy cơ nhiễm nhiều hơn bé được cắt bao quy đầu.   Thói quen vệ sinh kém   Dị tật bẩm sinh có cấu trúc đường tiết niệu bất thường, khiến tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản và về phía thận.  Có di tật hoặc tắc nghẽn bên trong đường tiết niệu, làm cản trở đường dẫn tiết niệu.   Có tiền sử gia đình nhiễm trùng đường tiết niệu